Phishing là gì? Cách ngăn chặn các cuộc tấn công Phishing

Thứ Bảy, 5/25/2024, 4:20:36 PM
Mặc dù là hình thức tấn công khá quen thuộc nhưng không phải ai cũng biết Phishing là gì. Trong bài viết này, hãy cùng Gofiber tìm hiểu về Phishing và cách phòng chống rủi ro từ hình thức này.

Trong thời đại công nghệ số ngày nay, internet đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi người. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của công nghệ, các hình thức tấn công mạng như phishing cũng ngày càng trở nên phổ biến và tinh vi hơn. Phishing là một trong những hình thức lừa đảo phổ biến nhất trên internet, với mục đích đánh cắp thông tin cá nhân và tài chính của nạn nhân. Để nắm rõ Phishing là gì và cách ngăn chặn Phishing, hãy cùng Gofiber tìm hiểu chi tiết qua bài viết được chia sẻ dưới đây!

Phishing là gì?

Phishing là một hình thức lừa đảo qua mạng, trong đó kẻ tấn công giả mạo làm một thực thể đáng tin cậy để lợi dụng lòng tin và lừa người dùng cung cấp thông tin cá nhân như tên đăng nhập, mật khẩu và thẻ tín dụng. Mục tiêu chính của phishing là thu thập thông tin của nạn nhân để sử dụng vào các mục đích xấu như giả mạo danh tính, gian lận tài chính hoặc thực hiện tấn công vào các hệ thống mạng… 

phishing là gì
Phishing là một hình thức lừa đảo qua mạng

Với hình thức Phishing, kẻ tấn công thường là người có chuyên môn cao và chúng sẽ sử dụng các phương tiện quen thuộc như tin nhắn văn bản, email, tin nhắn trực tiếp, các trang web và trang mạng xã hội… để tiếp cận và lừa đảo nạn nhân. Cho đến nay, Phishing đã trở thành một hình thức quen thuộc gây ra vô số thiệt hại cho các cá nhân, tổ chức. Để tránh trở thành nạn nhân của Phishing, bạn cần phải hết sức cẩn trọng khi sử dụng internet, nhất là đối với việc cung cấp các thông tin cá nhân nhạy cảm trên mạng.

Phishing kit là gì?

Sau khi tìm hiểu Phishing là gì, chúng ta sẽ cùng đến với khái niệm của Phishing kit. Phishing kit là một bộ công cụ phần mềm được thiết kế để tạo ra trang web giả mạo giống hệt với các trang web uy tín nhằm mục đích dụ dỗ người dùng cung cấp thông tin cá nhân và thông tin tài khoản trực tuyến. Phishing kit bao gồm các file và source code cho phép kẻ tấn công sao chép giao diện và chức năng của các trang web đáng tin cậy, chẳng hạn như các trang web của ngân hàng, sàn thương mại điện tử hoặc các dịch vụ trực tuyến tương tự. 

Phishing kit là gì?
Phishing kit là một bộ công cụ phần mềm được thiết kế để tạo ra trang web giả mạo giống hệt với các trang web uy tín

Phishing kit được phân phối rộng rãi trên dark web và các diễn đàn tội phạm online. Sau khi mua và tạo ra các trang web giả mạo, kẻ tấn công sẽ sử dụng nhiều chiêu thức tinh vi khác nhau để lừa nạn nhân truy cập vào đó, chẳng hạn như email, tin nhắn văn bản, gọi điện… Khi nạn nhân bị lừa và cung cấp thông tin cho các trang web đó, kẻ tấn công sẽ sử dụng chúng để thực hiện các hành vi xâm nhập và chiếm đoạt tài khoản của họ. 

Phishing kit là một trong những công cụ đắc lực của các kẻ tấn công trực tuyến. Tuy nhiên, đây lại là mối đe dọa lớn đối với các cá nhân, tổ chức khi tham gia vào mạng internet. Trước nguy cơ bị lừa đảo trực tuyến, mỗi người đều phải nâng cao cảnh giác áp dụng các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ thông tin cá nhân và tài sản trực tuyến của mình.

Các loại hình phổ biến của phishing là gì?

Dưới đây là một số loại hình phổ biến của Phishing mà bạn có thể bắt gặp: 

  • Phishing qua email: Kẻ tấn công sẽ gửi cho người dùng email giả mạo từ các tổ chức đáng tin cậy như ngân hàng hoặc nhà cung cấp dịch vụ trực tuyến. Trong email đó sẽ đi kèm với các liên kết dẫn đến trang web giả mạo hoặc các file đính kèm malware (phần mềm độc hại) nhằm thu thập thông tin nhạy cảm của người dùng. 

  • Spear phishing: Đây là một loại hình tấn công có mục tiêu cụ thể hơn, thường nhắm vào một số cá nhân hoặc tổ chức nhất định. Chúng sẽ tiến hành nghiên cứu kỹ lưỡng về nạn nhân qua các mạng xã hội và một số nguồn công khai để tạo ra email hoặc tin nhắn có độ tin cậy cao, từ đó lừa nạn nhân cung cấp thông tin nhạy cảm.

  • Smishing: Tương tự như phishing qua email, nhưng hình thức này sẽ được thực hiện thông qua tin nhắn văn bản. Đầu tiên, kẻ tấn công sẽ gửi tin nhắn giả mạo từ số điện thoại hoặc tổ chức uy tín, sau đó dụ dỗ người dùng cung cấp thông tin nhạy cảm hoặc nhấp vào liên kết độc hại để thực hiện các hành vi tấn công. 

  • Vishing: Đây là hình thức tấn công qua cuộc gọi điện thoại, trong đó kẻ tấn công sẽ giả danh thành đại diện của một tổ chức uy tín và yêu cầu nạn nhân thực hiện theo những gì được chỉ định như cung cấp thông tin số tài khoản, thẻ tín dụng hoặc mật khẩu ngân hàng…

  • Tabnabbing: Kỹ thuật tấn công này sẽ nhắm vào người dùng bằng cách thay đổi nội dung của tab trình duyệt web sau một khoảng thời gian nhất định. Lúc này, người dùng sẽ bị tấn công nếu nhập thông tin đăng nhập hoặc thông tin tín vào vào trang web giả mạo. 

  • Clone phishing: Kẻ tấn công sẽ tạo nên một trang web giả mạo với thiết kế, giao diện và nội dung trong trang giống hệt với các trang web uy tín. Điểm khác biệt là chúng sẽ chèn các liên kết độc hại vào đó, hoặc yêu cầu người dùng đăng nhập và cung cấp các thông tin nhạy cảm. Sau đó, kẻ tấn công sẽ sử dụng thông tin có được để lừa đảo hoặc đánh cắp danh tính của nạn nhân.

  • Search engine phishing: Thông qua việc tối ưu hóa SEO, kẻ tấn công có thể khiến trang web giả mạo của mình nằm trong top đầu kết quả tìm kiếm. Lúc này, người dùng sẽ dễ dàng nhìn thấy và truy cập vào, nhưng ngay sau khi nhập thông tin mà hệ thống yêu cầu, bạn sẽ bị đánh cắp dữ liệu, hay thậm chí là tải xuống phần mềm độc hại nếu click vào trang đó. 

  • Business email compromise (BEC): Với hình thức này, kẻ tấn công sẽ gửi email giả mạo là người quen hoặc đối tác, khách hàng để yên cầu người dùng chuyển tiền hoặc cung cấp các thông tin nhạy cảm như thông tin tài khoản, thông tin ngân hàng… 

  • Malware-based phishing: Kẻ tấn công sử dụng các tệp đính kèm chứa Malware trong email. Khi người dùng mở tệp đính kèm, phần mềm độc hại sẽ lây nhiễm hệ thống, sau đó tiến hành thu thập thông tin nhạy cảm hoặc truy cập trái phép vào máy tính của nạn nhân.

  • Ransomware: Đây là một loại malware có khả năng mã hóa các tệp và hệ thống của nạn nhân, sau đó yêu cầu nạn nhân chuyển tiền chuộc để giải mã và khôi phục dữ liệu. Thông thường, kẻ tấn công sẽ sử dụng các kỹ thuật phishing để làm lây lan ransomware, lừa người dùng tải xuống và cài đặt phần mềm độc hại này.

Các loại hình phổ biến của phishing là gì?

Các loại hình phổ biến của phishing

Mục tiêu của phishing

Phishing là một hình thức lừa đảo trực tuyến nhằm chiếm đoạt thông tin nhạy cảm hoặc tiền của người dùng. Kẻ tấn công sử dụng các kỹ thuật tinh vi để đánh lừa người dùng cung cấp thông tin cá nhân, thông tin tài khoản ngân hàng hoặc thông tin đăng nhập vào các trang web quan trọng như email, trang web ngân hàng, trang web mua sắm trực tuyến, và nhiều dịch vụ khác.

Một trong những mục tiêu chính của các cuộc tấn công phishing là chiếm đoạt tài khoản ngân hàng hoặc thẻ tín dụng của người dùng. Kẻ tấn công có thể sử dụng thông tin này để rút tiền từ tài khoản ngân hàng của nạn nhân hoặc thực hiện các giao dịch trái phép trên thẻ tín dụng của họ.

Bên cạnh đó, các cuộc tấn công phishing cũng nhắm vào việc thu thập thông tin cá nhân như tên đăng nhập và mật khẩu. Những thông tin này sẽ được sử dụng để truy cập vào các tài khoản khác nhau của nạn nhân như Gmail, Facebook… Sau đó, chúng sẽ tiếp tục thực hiện các hành vi lừa đảo dựa trên danh tính của nạn nhân. 

Mục tiêu của phishing
Phishing là một hình thức lừa đảo trực tuyến nhằm chiếm đoạt thông tin nhạy cảm hoặc tiền của người dùng

Ngoài ra, phishing còn được sử dụng để lây nhiễm phần mềm độc hại vào thiết bị hoặc mạng máy tính của người dùng. Các phần mềm độc hại này có thể bao gồm ransomware, keylogger hoặc trojan. Sau khi xâm nhập thành công, kẻ tấn công sẽ sử dụng chúng để giám sát hoạt động của người dùng hoặc tống tiền họ.

Cuối cùng, thông tin doanh nghiệp sẽ là miếng mồi béo bở cho kẻ tấn công. Chúng sẽ giả mạo email của nhân viên hoặc đối tác kinh doanh để dụ dỗ người dùng click vào và tấn công hệ thống của họ. Mục tiêu của chúng thường là thông tin tài chính, dữ liệu khách hàng, thông tin nội bộ của công ty. Bằng cách này, chúng có thể thực hiện các giao dịch tài chính gian lận, hay thậm chí trở thành gián điệp thương mại cho các công ty, tổ chức khác. 

Những cuộc tấn công Phishing tiêu biểu trong quá khứ

  • Tấn công phishing Google Docs (2017): Kẻ tấn công đã gửi một email giả mạo đến cho người dùng và yêu cầu họ truy cập vào một tài liệu tương tự như Google Docs. Tuy nhiên, đây là một trang web giả mạo và sự cố này đã khiến hàng triệu người dùng bị đánh cắp thông tin. 

  • Tấn công phishing Facebook: Kẻ tấn công đã tạo ra một trang web giống hệ Facebook, sau đó lừa người dùng click vào liên kết, họ sẽ nghĩ mình đang đăng nhập Facebook nên sẽ nhập thông tin đăng nhập như bình thường. Tuy nhiên, ngay sau đó, họ đã lập tức bị đánh cắp tài khoản. 

  • Tấn công phishing Apple và PayPal: Cả hai cuộc tấn công này đều sử dụng phương pháp tương tự như tấn công phishing Facebook, tuy chỉ khác biệt về nền tảng mà chúng giả mạo. Sau khi lấy được thông tin đăng nhập, chúng sẽ giả mạo danh tính hoặc thực hiện chuyển khoản trái phép.

  • Tấn công phishing CEO: Đây là một dạng tấn công phishing chuyên biệt, nhắm vào các lãnh đạo doanh nghiệp và nhân viên cấp cao. Bằng cách giả mạo email từ CEO hoặc các nhân vật quan trọng khác, kẻ tấn công có thể lừa đảo nhân viên chuyển tiền hoặc cung cấp thông tin nhạy cảm. 

Cách phòng tránh các cuộc tấn công Phishing

Để phòng tránh các cuộc tấn công Phishing, các cá nhân, tổ chức cần chú ý những điều sau: 

Đối với cá nhân

Hacker thường nhắm vào các cá nhân để thu thập thông tin đăng nhập, thông tin ngân hàng và các dữ liệu nhạy cảm khác để thực hiện các hành vi trái phép. Để ngăn chặn điều này, bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Đề cao cảnh giác với những email, tin nhắn có xu hướng thúc giục người nhận: Hãy tỉnh táo và luôn đặt câu hỏi trước bất kỳ lời thúc giục nào dù là hấp dẫn nhất. Chẳng hạn như ai đó yêu cầu bạn nhập thông tin ngân hàng để nhận phần thưởng khủng, liệu bạn có làm theo? 

  • Không click vào các đường link không an toàn: Tránh click vào các đường link trong email mà bạn không chắc chắn về tính xác thực của nguồn gửi. Luôn kiểm tra URL trước khi truy cập vào trang web.

  • Không gửi thông tin, dữ liệu bí mật qua email: Tránh gửi thông tin nhạy cảm như mật khẩu, số thẻ tín dụng qua email vì email có thể bị đánh cắp dễ dàng.

  • Không trả lời vào các email spam, lừa đảo: Không trả lời vào các email lừa đảo hoặc gọi điện cho các số điện thoại được cung cấp trong email lừa đảo.

  • Sử dụng phần mềm bảo mật: Sử dụng firewall và phần mềm diệt virus để bảo vệ máy tính khỏi các malware và email spam.

  • Chuyển tiếp các thư rác, spam đến spam@uce.gov hoặc gửi đến report phishing@antiphishing.org để chống lại Phishing. 

Cách phòng tránh các cuộc tấn công Phishing
Cách phòng chống các cuộc tấn công Phishing

Đối với tổ chức, doanh nghiệp

  • Đào tạo nhân viên về an toàn thông tin: Tổ chức các buổi tập huấn và diễn tập để nâng cao nhận thức và kỹ năng của nhân viên trong việc phòng tránh các cuộc tấn công phishing.

  • Sử dụng dịch vụ email an toàn: Sử dụng các dịch vụ email doanh nghiệp như G Suite thay vì các dịch vụ email miễn phí để nâng cao độ bảo mật cho công ty. 

  • Triển khai bộ lọc SPAM: Sử dụng các bộ lọc thư rác để ngăn chặn email phishing trước khi chúng đến tới hộp thư đến của nhân viên và lãnh đạo, cấp trên.

  • Cập nhật phần mềm và ứng dụng định kỳ: Sử dụng hệ thống bảo mật tối ưu và thường xuyên cập nhật để bảo vệ khỏi các cuộc tấn công từ lỗ hổng bảo mật.

  • Bảo vệ thông tin nhạy cảm: Chủ động bảo vệ và quản lý thông tin nhạy cảm của tổ chức, đảm bảo rằng nó được giữ an toàn và không bị tiết lộ cho bên ngoài.

>> Xem thêm: SQL injection là gì? Cách phòng chống và ngăn chặn SQL injection

Làm thế nào để nhận diện một email lừa đảo?

Một email hay tin nhắn lừa đảo thường chứa các cụm từ sau: 

  • “Xác thực tài khoản của bạn”: Nên nhớ là một trang web thông thường sẽ không bao giờ bắt bạn phải gửi user, password hay thông tin cá nhân của người dùng qua email.

  • “Nếu không phản hồi trong vòng xxx giờ, tài khoản của bạn sẽ bị đóng vĩnh viễn”: Tin nhắn này thường đánh vào tâm lý người dùng, họ sẽ hoảng sợ mà thực hiện theo, nhưng chẳng có nền tảng bình thường nào yêu cầu vô lý như vậy cả. 

  • “Kính thưa quý khách hàng”: Thông thường, các email lừa đảo sẽ được gửi đi với lượng cực kỳ lớn, nên chúng sẽ không đi kèm với tên của bạn. 

  • “Click chuột vào link sau để truy cập tài khoản của bạn”: Tin nhắn kiểu này thường bao gồm các liên kết hoặc form để người dùng điền thông tin vào đó. 

Một số công cụ hỗ trợ chống Phishing hiệu quả

  • SpoofGuard: Đây là một plugin trình duyệt có khả năng tương thích mạnh mẽ với Microsoft Internet Explorer. Công cụ này sẽ tạo ra một "cảnh báo" trên thanh công cụ của trình duyệt web, mỗi khi phát hiện trang web giả mạo Phishing, cảnh báo này sẽ chuyển từ màu xanh sang màu đỏ. Ngoài ra, SpoofGuard còn đưa ra một số lời khuyên cho người dùng nếu họ cố nhập thông tin nhạy cảm vào một mẫu từ trang giả mạo.

  • Anti-phishing Domain Advisor (APDA): Về bản chất, đây là một thanh công cụ (toolbar) hoạt động dựa trên dữ liệu từ Panda Security. Với công cụ này, người dùng có thể nhận được các cảnh báo trước khi truy cập vào các trang web có khả năng là giả mạo phishing.

  • Netcraft Anti-phishing Extension: Là một tiện ích mở rộng có khả năng ngăn chặn và phòng chống phishing do Netcraft - một đơn vị uy tín trong lĩnh vực bảo mật phát triển. Tiện ích này cung cấp tính năng cảnh báo thông minh, giúp người dùng phòng tránh các cuộc tấn công phishing khi duyệt web.

Một số công cụ hỗ trợ chống Phishing hiệu quả
Netcraft Anti-phishing Extension

Đó là lời giải đáp cho thắc mắc Phishing là gì và cách ngăn chặn Phishing hiệu quả. Để không trở thành nạn nhân của các cuộc tấn công phishing, người dùng cần nâng cao nhận thức và thực hiện các biện pháp bảo mật tối ưu, từ đó tự bảo vệ mình trước mọi mối đe dọa trên internet. 

0/5 - (0 bình chọn)

Xin chào! Tôi là Hồ Văn Trường, một lập trình viên đam mê và đã yêu thích lĩnh vực lập trình. Tôi đã học ít nhất một cái gì đó, tôi nghĩ... 🤷‍♂️ Tôi đã thành thạo những ngôn ngữ lập trình cổ điển như Node.js, React.js và cơ sở dữ liệu MongoDB. Tôi luôn cố gắng áp dụng đam mê của mình để phát triển các sản phẩm với Node.js và sử dụng các thư viện và framework hiện đại của Javascript như React.js. Với kiến thức và kinh nghiệm của mình, tôi tự tin và sẵn lòng đối mặt với những thách thức trong việc xây dựng các sản phẩm và ứng dụng web. Sự sáng tạo và khao khát học hỏi luôn thúc đẩy tôi tìm kiếm những giải pháp tốt nhất để tối ưu hóa và nâng cao hiệu suất của các dự án. Ngoài ra, tôi cũng rất thích làm việc trong môi trường đội nhóm, chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm với đồng nghiệp để cùng nhau xây dựng những sản phẩm tuyệt vời. Rất mong được hợp tác và gặp gỡ các bạn trong các dự án lập trình thú vị!

Có thể bạn quan tâm

Hệ thống VPS Gofiber đặt tại Singapore: Hiệu suất ưu việt, đẳng cấp toàn cầu

Hệ thống VPS Gofiber đặt tại Singapore: Hiệu suất ưu việt, đẳng cấp toàn cầu

Hệ thống VPS Gofiber đặt tại Singapore mang đến hiệu suất vượt trội với công nghệ tiên tiến, đảm bảo băng thông không giới hạn và độ trễ thấp. Đây là giải pháp lý tưởng cho các doanh nghiệp muốn tối ưu hóa hiệu quả toàn cầu.

Gofiber ra mắt linh vật Gofi Bear - Người bạn đồng hành thân thiện và mạnh mẽ 

Gofiber ra mắt linh vật Gofi Bear - Người bạn đồng hành thân thiện và mạnh mẽ 

Gofiber chính thức ra mắt linh vật Gofi Bear, biểu tượng của sự thân thiện và mạnh mẽ. Gofi Bear không chỉ là người bạn đồng hành đáng yêu mà còn truyền tải tinh thần bền bỉ của thương hiệu.

 CVE là gì? Tầm quan trọng của CVE trong việc chống lại Zero-day

 CVE là gì? Tầm quan trọng của CVE trong việc chống lại Zero-day

CVE là gì? CVE là từ viết tắt của Common Vulnerabilities and Exposures - hệ thống nhận diện va theo dõi các lỗ hổng bảo mật trong phần mềm và hệ thống máy tính. Cùng tìm hiểu chi tiết tại đây!

GPT-4o là gì? Tìm hiểu sức mạnh vượt trội của GPT-4o

GPT-4o là gì? Tìm hiểu sức mạnh vượt trội của GPT-4o

Sự ra đời của GPT 4o đã giúp người dùng tối ưu hóa lượng lớn công việc. Vậy, GPT 4o là gì? Hãy cùng Gofiber tìm hiểu qua bài viết được chia sẻ tại đây!