SEO local là gì?
SEO local (hay SEO cụ bộ) là quá trình tối ưu hóa trang web của bạn nhằm giúp nó xuất hiện trong vị trí đầu tiên của công cụ tìm kiếm (điển hình như Google, Yahoo…). Những tìm kiếm này thường liên quan đến khu vực, quốc gia, thành phố.
Nhiệm vụ chính của SEO local bao gồm:
-
Tối ưu hóa thông tin doanh nghiệp trên Google.
-
Tạo nội dung chất lượng liên quan đến địa phương.
-
Hỗ trợ thông tin cho người dùng từ vùng khác đến thăm quan, tìm hiểu về địa phương đó dễ dàng hơn.
Dưới đây là một ví dụ về SEO local trên Google:
Tầm quan trọng của SEO local
Đối với người làm kinh doanh, việc khoanh vùng và quản trị khách hàng đóng vai trò không kém khi bán hàng. Và SEO local được xem như một công cụ hỗ trợ “khoanh vùng” khách hàng bằng cách giúp người dùng dễ tìm thấy thông tin, website của bạn hơn.
Theo một số thống kê, SEO local đóng một vai trò quan trọng và gần như không thể thiếu đối với các doanh nghiệp nằm trong nhóm ngành ăn uống, khách sạn và du lịch:
-
76% người dùng tìm kiếm SEO local trên điện thoại sẽ ghé thăm ít nhất một doanh nghiệp trong vòng 24h. Trong 28% số đó là những tìm kiếm liên quan đến mua hàng hóa.
-
30% lượt tìm kiếm của SEO local liên quan đến vị trí (thống kê của Google).
-
61% người dùng cho biết trong một cuộc khảo sát địa phương, họ tìm kiếm địa điểm quanh họ hàng ngày.
-
86% người dùng dựa vào Google Maps để tìm vị trí của doanh nghiệp.
-
74% người tiêu dùng trên toàn thế giới mua sắm tại cửa hàng thực hiện tìm kiếm liên quan đến cửa hàng trước đó. Các thông tin tìm kiếm sẽ bao gồm: địa điểm, nơi còn hàng gần họ nhất, cửa hàng gần họ nhất.
-
Hơn 1 nửa người dùng internet toàn thế giới sử dụng điện thoại để thực hiện tìm kiếm tại địa phương.
-
83% người dùng tìm kiếm thông tin doanh nghiệp từ Google để tìm hiểu về các doanh nghiệp lân cận: 55% số đó sử dụng Google Maps, 44% dùng Apple Maps, 39% sử dụng Yahoo và 31% sử dụng Bing.
Doanh nghiệp nhận được gì khi thực hiện SEO local
Ở những thống kê trên, chúng ta đều thấy có những kết quả rất khả quan về SEO local. Vậy thực tế, doanh nghiệp nhận được gì khi thực hiện quá trình tiếp thị SEO cục bộ?
Tăng tỷ lệ chuyển đổi
Theo nhiều nghiên cứu, tỷ lệ khách hàng tiềm năng trong một khu vực nhỏ có thể sẽ cao hơn nếu so với khu vực rộng, đông dân. Nguyên nhân chủ yếu là do tính cạnh tranh cao, người tiêu dùng có quá nhiều lựa chọn.
Chính vì thế, khi doanh nghiệp tập trung cao vào quảng cáo với đối tượng khách hàng nằm trong một khu vực cụ thể thì tỷ lệ gia tăng chuyển đổi ROI của website thường hiệu quả hơn.
Tăng độ nhận diện thương hiệu
Khi SEO local đạt hiệu quả, website của bạn không chỉ xuất hiện trên kết quả tìm kiếm chung, trong một phạm vi rộng mà kể cả khi người dùng tìm kiếm theo khu vực thì thương hiệu của bạn cũng được ưu tiên xuất hiện top đầu. Nhờ đó, khách hàng dễ tiếp cận, ghi nhớ về thương hiệu nhanh hơn.
Tiết kiệm ngân sách
Như đã nói ở trên, SEO cục bộ giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi cao. Khi tỷ lệ chuyển đổi đạt như mong muốn, bạn sẽ không cần bỏ ra quá nhiều chi phí đầu tư nữa. Thay vào đó, bạn chỉ cần chi một khoản ngân sách vừa đủ để hoạt động trong một khu vực tiềm năng mà thôi.
10 điều cần chuẩn bị trước khi thực hiện SEO local
Với tầm quan trọng và những lợi ích của SEO local đã nói ở trên, chúng ta đều thấy rằng, doanh nghiệp cần thực hiện SEO cục bộ để tiếp cận với khách hàng dễ dàng hơn. Vậy trước khi bạn muốn thuê một bên hỗ trợ quá trình này (hoặc tự mình bắt tay thực hiện), hãy chuẩn bị một số vấn đề sau cho doanh nghiệp và trang web:
1. Đăng ký tên doanh nghiệp với Google Business
Tài khoản Google doanh nghiệp là yếu tố quan trọng nhất của SEO local, bởi nhờ nó mà Google có thể xác thực thông tin của bạn. Khi đăng ký tên doanh nghiệp với Google Business, bạn cần chú ý đến các vấn đề như:
-
Cung cấp thông tin xác thực đầy đủ.
-
Đưa thông tin đóng/ mở cửa doanh nghiệp trùng với thực tế bên ngoài.
-
Luôn phản hồi đánh giá của khách hàng trên google dù đánh giá đó tốt hay xấu.
-
Thêm hình ảnh của doanh nghiệp để tăng tính nhận biết.
2. Tối ưu hóa hình ảnh thương hiệu
Hình ảnh logo, bộ nhận diện thương hiệu là một trong những điều mà công cụ tìm kiếm thu thập khi gặp website của bạn. Đó cũng là nơi quá trình tối ưu hóa SEO local bắt đầu. Khi tối ưu hóa hình ảnh thương hiệu cho doanh nghiệp, hãy lưu ý đến các hai điều sau:
-
Tệp hình ảnh nên chứa từ khóa mà bạn muốn SEO, tốt nhất là có từ khóa địa danh bên cạnh sản phẩm/ dịch vụ và cả tên thương hiệu.
-
Luôn luôn có mô tả ALT cho logo.
Văn bản ALT mẫu:
<a href=”<span%20style=”font-weight: 400″>website trang chủ” title=”<span%20style=”font-weight: 400″>từ khóa sản phẩm/dịch vụ + thương hiệu + địa danh khu vực“> <img src = “<span%20style=”font-weight: 400″>link hình ảnh” alt = “<span%20style=”font-weight: 400″>từ khóa sản phẩm/dịch vụ + thương hiệu + địa danh khu vực“> </a>
3. Cung cấp thông tin liên lạc của doanh nghiệp trên website
Khi một người dùng truy cập vào một website bất kỳ, họ chắc chắn sẽ muốn biết doanh nghiệp sở hữu website đó đang hoạt động ở đâu. Googlebot cũng vậy, thuật toán của Google cũng ưu tiên các website nào có đầy đủ thông tin liên lạc của doanh nghiệp.
Khi cung cấp thông tin về doanh nghiệp trên website, bạn cần lưu ý:
-
Sử dụng mã vùng cho số điện thoại (Google sẽ dễ nhận biết vị trí địa lý của doanh nghiệp hơn).
-
Thể hiện địa chỉ với bản đồ Google Maps là một lợi thế.
-
Đặt thông tin dưới các trang con.
4. Khai báo Schema
Schema (đánh dấu dữ liệu có gấu trúc) có khả năng thể hiện thông tin doanh nghiệp cho Google một cách dễ hiểu hơn. Vì vậy mà đây sẽ là công cụ hứa hẹn để cung cấp thông tin của doanh nghiệp đến Google. Tuy nhiên, việc khai báo Schema sẽ đòi hỏi bạn cần biết chút ít về IT đấy.
5. Cài đặt Google Maps cho website
Nếu bạn đang có một cơ sở kinh doanh thực tế ngoài đời, đừng ngại ngần mà đưa nó vào bản đồ Google Maps và cho lên website của mình cả. Nhất là các nhà hàng, quán ăn. Sẽ như thế nào nếu một khách hàng nào đó vào website, họ muốn đến cửa hàng thực tế? Vậy thì chỉ với phần Google Maps được cài đặt sẵn trên web, khách hàng có thể dễ dàng tìm đến tận nơi.
6. Đăng ký thông tin doanh nghiệp trên mạng xã hội
Có một sự thật là Google luôn đánh giá cao các doanh nghiệp hoạt động tích cực trên mạng xã hội. Khi đăng ký thông tin của doanh nghiệp thông qua một page hoặc tài khoản nào đó, bạn có cơ hội đạt được SEO local rất hiệu quả.
>> Xem thêm: Entity SEO là gì? Hướng dẫn 10 cách tối ưu SEO Entity mang lại hiệu quả nhất
7. Đăng ký thông tin doanh nghiệp trên mọi thanh công cụ tìm kiếm
Mặc dù chúng ta đều biết Google là công cụ tìm kiếm phổ biến nhất tại Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều công cụ tìm kiếm khác có lượng người dùng không nhỏ. Điển hình như Yahoo, Bing, Cốc Cốc (tại Việt Nam).
Sẽ như thế nào nếu lượng người dùng của các công cụ trên muốn tìm kiếm thông tin về doanh nghiệp nhưng bạn lại không xây dựng dữ liệu của mình ở các công cụ đó? Vậy thì chúng ta đã bỏ lỡ một lượng khách hàng tiềm năng không nhỏ mất rồi.
8. Viết bài PR cho doanh nghiệp
Những bài viết PR cho doanh nghiệp trên các trang báo điện tử như TienPhong, ThanhNien.. rất được tin tưởng. Vì thế, nếu bạn muốn SEO local đạt hiệu quả tốt hơn, hãy thử xây dựng bài viết về doanh nghiệp của mình trên các trang uy tín.
>> Xem thêm: PR online là gì? 7 hình thức PR online phổ biến nhất hiện nay
9. Đảm bảo website tương thích trên mọi thiết bị
Bạn có biết rằng, đối với SEO local, có đến 61% tìm kiếm là dựa trên điện thoại, số còn lại là trên các thiết bị khác. Nhất là khi người dùng muốn tra cứu đánh giá, tìm đường, tìm thông tin liên hệ… Vậy thì còn chờ gì nữa mà không xây dựng website tương thích với mọi thiết bị thôi?
10. Xây dựng nội dung chất lượng phù hợp với local search
Mặc dù SEO local liên quan đến một khu vực nhỏ, tức là độ cạnh tranh của doanh nghiệp không quá cao. Tuy nhiên, “không quá cao” chứ không phải là “không có cạnh tranh”. Một nhà hàng nếu bị đánh giá kém, nhiều người nhận xét là “không ngon”, “vệ sinh kém” sẽ chẳng thu hút nổi khách du lịch từ nơi khác so với một quán ăn nhỏ gần đó nhưng được đánh giá là “thơm ngon”, “sạch sẽ”.
11. Chủ động phản hồi các đánh giá của khách hàng
Thân thiện, hòa đồng, giải quyết được thắc mắc của khách hàng là điều mà mọi doanh nghiệp nên đạt được khi kinh doanh. Khi doanh nghiệp có đánh giá (trên Google Maps chẳng hạn) thì dù đó là đánh giá tốt hay xấu thì hãy chủ động phản hồi đánh giá với thái độ cởi mở nhất.
Để SEO local đạt hiệu quả tốt nhất, doanh nghiệp nên lưu ý đến 11 điều cần chuẩn bị trước khi tham gia SEO cục bộ ở trên. Hy vọng với những kiến thức đó, bạn sẽ thu hút thêm nhiều khách hàng cho mình.