Với sự phát triển vượt bậc của công nghệ 4.0, chắc hẳn chúng ta đã từng nghe đến nghề tester. Đây là một khái niệm không quá mới, thế nhưng không phải ai cũng hiểu rõ Tester là gì và công việc cụ thể như thế nào? Giống như nhiều vai trò khác, Tester cũng quan trọng không kém trong cả quá trình tạo ra sản phẩm phần mềm. Vậy hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về vị trí này nhé.
Khái niệm Tester là gì?
Tester là người thử nghiệm, kiểm tra chất lượng của các sản phẩm phần mềm một tính năng mới hoặc tính khả dụng của một dự án. Có thể nói, Tester sẽ phát hiện các lỗi, sai sót hay bất cứ vấn đề nào ảnh hưởng tới chất lượng của phần mềm. Đơn giản hơn, Tester là người kiểm tra sản phẩm và cung cấp báo cáo cho nhóm phát triển phần mềm.
Trên thực tế, đôi khi Tester không xác định chính xác được tất cả lỗi của hệ thống hoặc phần mềm. Mà Tester sẽ dựa vào một số nguyên tắc và quy luật để tìm ra lỗi. Thế nhưng, các nguyên tắc và quy luật này sẽ thay đổi tùy thuộc vào phần mềm, tính năng, tiêu chuẩn, kỳ vọng hoặc các hoạt động của từng doanh nghiệp.
Tùy thuộc vào từng doanh nghiệp mà Tester sẽ có nhiều mảng chính như QA (Quality Assurance), QC (Quality Control), đặc biệt là Manual Tester và Automation Tester. Manual Tester là người kiểm tra và thử nghiệm phần mềm một cách thủ công. Thế nên không đòi hỏi nhiều về kiến thức lập trình, nhưng lại yêu cầu bạn phải tốt về test manual, có đam mê với ngành và tư duy tốt. Tester phải đảm bảo chất lượng phần mềm và tiến hành các công tác test bug trước khi bàn giao kết quả phần mềm cuối cùng cho khách hàng.
Vai trò và trách nhiệm của tester là gì?
Vậy là bạn đã biết về khái niệm tester là gì. Đây là một bộ phận cực kỳ quan trọng để đảm bảo phần mềm hoạt động ổn định trước khi tung ra thị trường. Trong quá trình kiểm định và thử nghiệm phần mềm, Test cần phải làm các công việc sau:
- Nắm vững tất cả những kiến thức về các công cụ và kỹ thuật liên quan đến QC/Q và kiến thức phát triển phần mềm.
- Ở giai đoạn lập kế hoạch và chuẩn bị thử nghiệm, Tester thường sẽ xem xét và đưa ý kiến cho các kế hoạch kiểm tra.
- Phân tích và đánh giá tất cả những yêu cầu và thông số kỹ thuật của phần mềm hoặc tính năng mới.
- Là người tham gia hoặc chịu trách nhiệm chính để xác định tất cả những điều kiện hoàn hảo để thử nghiệm và tạo ra các thiết kế thử nghiệm, đặc tả quy trình thử nghiệm và cả bộ dữ liệu để thử nghiệm.
- Tự động hóa hoặc giúp tự động hóa quy trình kiểm định, thử nghiệm phần mềm. Tester sẽ là người đóng vai trò chính trong việc thiết lập môi trường thử nghiệm và hỗ trợ việc quản lý hệ thống.
- Khi các thử nghiệm được thực hiện và vận hành, Tester note lại quá trình kiểm tra và đánh giá kết quả, ghi lại tất cả các lỗi và bugs được tìm thấy.
- Tester giám sát quy trình thử nghiệm và môi trường thử nghiệm các phần mềm, sử dụng các công cụ thích hợp để thu thập tất cả số liệu về hiệu suất.
Việc thử nghiệm và kiểm định phần mềm cực kỳ quan trọng. Bởi vì nếu có bất cứ bugs hay errors trong phần mềm, chúng cần được xác định sớm và cần phải được giải quyết trước khi ra mắt các sản phẩm phần mềm. Những sản phẩm này cần đảm bảo độ tin cậy, độ bảo mật và đem lại hiệu suất cao trong công việc, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí.
Việc kiểm tra phần mềm rất cần thiết. Bởi vì khi một phần mềm vẫn còn lỗi được tung ra thị trường có thể gây tốn kém và nguy hiểm. Lỗi phần mềm còn có thể gây ra nhiều thiệt hại về của cải và con người.
Lợi ích mà Tester mang lại cho doanh nghiệp
Nếu tận dụng tốt những giá trị của Tester thì đây là vị trí cực kỳ quan trọng và đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp:
- Hiệu quả về chi phí: Đây là một trong những ưu điểm vượt trội của Tester. Kiểm định và thử nghiệm bất cứ dự án công nghệ nào đúng thời hạn, đúng cách sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm một khoản chi phí khá lớn trong dài hạn. Nếu các lỗi được phát hiện sớm hơn trong giai đoạn testing thì chi phí khắc phục phần mềm hoặc tính năng cũng sẽ thấp hơn.
- Đảm bảo chất lượng sản phẩm: Đây là yêu cầu thiết yếu đối với bất cứ sản phẩm công nghệ nào. Tester sẽ là người đảm bảo cung cấp một sản phẩm chất lượng tốt đến tay khách hàng sử dụng.
- Yên tâm về vấn đề bảo mật: Tester sẽ giúp loại bỏ được nhiều rủi ro và các vấn đề nhạy cảm khác khi sản phẩm ra mắt. Đặc biệt là trong thời đại, khi mọi người đang tìm kiếm những sản phẩm đáng tin cậy thì yếu tố bảo mật cực kỳ quan trọng.
- Sự hài lòng của khách hàng: Bất cứ sản phẩm phần mềm nào được tung ra thị trường cũng cần đem lại sự hài lòng cho khách hàng. Thế nên, việc kiểm tra UI (User Interface) hay UX (User Experience) là rất cần thiết để đảm bảo trải nghiệm cho người dùng.
Những kỹ năng cần có ở một Tester
Vậy những kỹ năng cần được trang bị nếu muốn trở thành một Tester là gì? Dưới đây là 4 kỹ năng không thể thiếu:
Kỹ năng phân tích
Đây chính là kỹ năng mà hầu hết dân công sở cần phải trang bị cho bản thân. Một Tester có khả năng phân tích dữ liệu, phân tích hệ thống sẽ giúp ích rất nhiều trong công việc kiểm định phần mềm. Bởi bạn có thể chia nhỏ một phần mềm phức tạp thành nhiều đơn vị nhỏ hơn để hiểu rõ tất cả những yếu tố riêng biệt tạo nên phần mềm. Từ đó mà Tester có thể nâng cao hiệu quả kiểm định lẫn hiệu suất công việc để đạt được kết quả tốt nhất.
Kỹ năng học hỏi
Một Tester chuyên nghiệp và giỏi luôn sẵn sàng học hỏi kiến thức và thay đổi theo thị trường. Không một trường lớp nào có thể dạy cho bạn tất cả kiến thức. Mà các loại vấn đề về bugs và errors có thể phát sinh trong quá trình kiểm định phần mềm. Chính vì thế, Tester phải thường xuyên tự học hỏi thêm, phân tích các lỗi thông qua các môi trường hội nhóm và bạn bè đồng nghiệp. Ngoài ra, trong thời đại công nghệ không ngừng thay đổi và cải tiến, các Tester cũng cần phải trang bị hệ thống kiến thức chuyên môn vững vàng để thích nghi nhanh chóng với những thay đổi đó.
Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp, đối với các Tester, còn được hiểu là kỹ năng giải quyết các mâu thuẫn. Bởi một Tester không thể làm việc một mình, đơn độc mà thường phải làm trong một đội nhóm hoặc trong các dự án hợp tác. Thế nên, kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp các Tester rất nhiều trong việc chuyển tiếp thông tin và đưa ra các báo cáo về những khâu kiểm tra đã làm. Nếu bạn không giỏi các kỹ năng giao tiếp thì sẽ rất khó để truyền đạt ý tưởng và các lỗi, vấn đề mà bạn đang gặp phải.
Kỹ năng làm việc nhóm
Đây chính là kỹ năng giúp các Tester dễ dàng kết nối và làm việc với các thành viên khác, nhất là với các Developer. Công việc của Tester là cầu nối giữa các nhà phát triển phần mềm và khách hàng sử dụng phần mềm. Trong đó, Developer sẽ là người xây dựng và hoàn thiện phần mềm, còn Tester sẽ là người kiểm định về chất lượng sản phẩm.
Ngoài 4 kỹ năng chính đó, một Tester còn phải trang bị một vài kỹ năng thiết kế, kỹ năng ngoại ngữ và tính cách tỉ mỉ và cẩn thận. Thế nên, nếu muốn trở thành một Tester giỏi không hề khó, mà đó là kết quả của một quá trình không ngừng cải thiện bản thân và tận tâm với nghề.
Kỹ năng về công nghệ
Để trở thành một Tester, không yêu cầu kỹ năng liên quan đến tự động hóa. Thế nhưng, bạn cũng cần phải có kiến thức và hiểu biết rộng về các công cụ có sẵn.. Những yêu cầu về công nghệ bao gồm:
- Kiến thức cơ bản về Database/SQL: Tester là người có khả năng xử lý nhiều phần mềm và các tính năng mới với lượng dữ liệu lớn. Dữ liệu này được lưu trữ dưới nhiều loại cơ sở dữ liệu khác nhau, bao gồm Oracle, MySQL,...
- Kiến thức cơ bản về lệnh Linux: Hầu hết những ứng dụng phần mềm như Web-Services, Database hay Application Server đều được triển khai trên các máy chủ Linux. Điều này đòi hỏi Tester phải có kiến thức về các câu lệnh Linux.
- Làm việc với các công cụ Test Management: Kỹ năng Test Management là một yêu cầu quan trọng trong việc thực hiện các đầu task hàng ngày của Tester. Và nếu không có kỹ thuật Test Management thích hợp thì quá trình kiểm định và thử nghiệm phần mềm sẽ khó khăn hơn nhiều.
- Làm việc với các công cụ Defect Tracking: Đây là kỹ năng cực quan trọng, bởi vì các công cụ này sẽ giúp Tester quản lý các lỗi đúng cách và theo dõi lỗi một cách hệ thống. Một số công cụ Defect Tracking phổ biến có thể kể tới QC, Jira, hay Bugzilla.
- Làm việc với các công cụ Automation: Kỹ năng làm việc với những công cụ tự động hóa như Selenium, Ranorex hay Cucumber là rất cần thiết nếu muốn trở thành một Tester, chứ không chỉ cần với Software Tester.
Tester là một ngành nghề với rất nhiều triển vọng và cơ hội việc làm. Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn đã biết rõ Tester là gì và các kiến thức, kỹ năng cần thiết khi muốn theo đuổi ngành nghề này. Nếu bạn thực sự đam mê với công việc Tester, vậy thì đừng chần chừ mà nộp đơn tuyển dụng nhé.