Token là gì? Vai trò trong lập trình và bảo mật thông tin

Thứ Ba, 5/9/2023, 4:53:31 AM
Mã Token là một trong số dịch vụ bảo mật giao dịch phổ biến hiện nay. Nó có vai trò quan trọng cả trong lập trình và bảo mật thông tin người dùng.

Hiện nay, các giao dịch online tại ngân hàng càng trở nên phổ biến trong đời sống và công việc. Chính vì vậy, bảo mật giao dịch, bảo vệ người dùng chính là vấn đề luôn được chú trọng. Và Token chính là giải pháp hữu ích, giúp bảo mật tối đa các giao dịch này. Vậy Token là gì? Hoạt động của nó diễn ra như thế nào? Hãy cùng theo chân Gofiber khám phá chi tiết bạn nhé!

Giới thiệu về Token

Định nghĩa về Token

Token là chữ ký số hay chữ ký điện tử
Token là chữ ký số hay chữ ký điện tử

Token được biết đến với cái tên là chữ ký số hay chữ ký điện tử đã được mã hóa thành những con số thông qua thiết bị chuyên biệt. Mã Token tạo ra có dạng OTP được tạo ngẫu nhiên cho mỗi giao dịch và chỉ có giá trị trong một lần giao dịch đó.

Hiện nay, Token được sử dụng phổ biến tại các doanh nghiệp tại các giao dịch, đặc biệt là giao dịch online. Nó được xem như là mật khẩu mà người dùng cần nhập tại mỗi lần giao dịch. Nếu không giao dịch thực hiện sẽ thất bại.

Mã Token đảm bảo độ chính xác tối đa trong việc thực hiện, xác nhận các giao dịch. Thông thường, chỉ với thao tác xác nhận mã Token đã chứng minh rằng bạn đã ký kết vào hợp đồng giao dịch này. Mã Token về mặt pháp lý sẽ tương đương như chữ ký của bạn.

Sự khác biệt giữa Token và mật khẩu (password)

Thoạt nghe có vẻ Token và mật khẩu khá giống nhau, tuy nhiên giữa chúng tồn tại những sự khác biệt nhất định như:

Khác biệt

Token

Password

Phạm vi sử dụng

Sử dụng trong duy nhất 1 giao dịch, thay đổi sau mỗi giao dịch

Được sử dụng rộng rãi hơn, trong nhiều trường hợp, nhiều tác vụ

Thời gian sử dụng

Ngắn, thông thường chỉ khoảng 60s và thay đổi qua mỗi giao dịch

Dài và chỉ thay đổi khi hệ thống yêu cầu, sử dụng trong nhiều giao dịch, hành động

Đặc điểm

Mã được xây dựng ngẫu nhiên và do nhà cung cấp xây dựng

Do người dùng tự xây dựng và thường gắn liền với các thông tin, sự kiện liên quan đến người dùng


Tính bảo mật

Cao, dù người dùng có bị đánh cắp mật khẩu, tài khoản nhưng giao dịch vẫn đảm bảo an toàn

Thấp hơn, dễ bị đánh cắp các thông tin về tài khoản dẫn đến thiệt hại.

Vai trò của Token trong lập trình

Token trong quản lý phiên làm việc trong lập trình
Token trong quản lý phiên làm việc trong lập trình

Trong lập trình, Token luôn giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong quản lý phiên làm việc, xác thực người dùng và cả xác thực API. Cụ thể:

  • Token trong quản lý phiên làm việc (session management): Trong các phiên làm việc, nhằm đảm bảo tính bảo mật thì Token được xây dựng với nhiều tính năng như: Thời gian hoàn thành, phân công công việc đối với từng đối tượng,...

  • Token trong xác thực người dùng (user authentication): Thông qua mã Token cung cấp, người dùng có thể tham gia và thực hiện các thao tác xác thực. Điều này nhằm đảm bảo tính chính xác và xác nhận trách nhiệm đối với từng người dùng.

  • Token trong xác thực API (API authentication): Bạn có thể tạo ra các API Tokens cho người dùng một cách đơn giản nhất. Thông qua việc lưu trữ API Tokens của User trong một bảng CSDL duy nhất và xác thực các request thông qua API Token.

Vai trò của Token trong bảo mật thông tin

Token được coi là giải pháp bảo mật hiệu quả, đảm bảo tính chính xác cao so với nhiều hình thức khác. Trong bảo mật thông tin:

  • Token giúp tránh các cuộc tấn công đối với mật khẩu (password): Trên thực tế, kẻ gian có thể dễ dàng đánh cắp mật khẩu trên thiết bị của bạn. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ và gây tổn hại không ít đối với người dùng. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng Token thì việc đánh cắp mật khẩu sẽ trở nên vô nghĩa bởi việc giao dịch có thành công hay không phụ thuộc vào mã Token.

  • Token giúp giảm rủi ro bị đánh cắp thông tin và truy cập trái phép: Mã Token được xây dựng bởi đơn vị phát triển và được xây dựng ngẫu nhiên, thay đổi qua mỗi giao dịch. Chính vì thế mà hiện tượng đánh cắp thông tin hay truy cập trái phép trong trường hợp sử dụng Token được giảm thiểu tối đa.

Các loại Token thường sử dụng

Token hiện nay đang được phát triển với nhiều loại khác nhau, phục vụ nhu cầu của nhiều đối tượng người dùng như:

Access Token

Access Token được biết đến với cái tên Token Facebook. Đây là một chuỗi không rõ xác định từ người sử dụng, ứng dụng, trang (fanpage) được dùng để thực hiện gọi API. Tại đây Token sẽ bao gồm những thông tin liên quan như thời hạn sử dụng, ứng dụng đã tạo mã. Trong trường thực hiện các thao tác quan trọng hay truy cập vào tài khoản sẽ không cần phải thông qua bước điền mật khẩu (password) nữa.

Access Token là Token Facebook
Access Token là Token Facebook

Trên máy tính, Access Token là một dạng mã thông báo truy cập. Nó chứa thông tin xác thực bảo mật cho lần đăng nhập đó và xác định được người sử dụng, nhóm người dùng và đặc quyền của người sử dụng đó trong một số trường hợp hoặc một ứng dụng cụ thể. Thông thường, khi mà người có Access Token thì họ có thể nhập mã này để truy cập thay vì mật khẩu.

Refresh Token

Refresh token thực chất nó cũng chính là một token và chỉ có một nhiệm vụ duy nhất đó là đề lấy một Token mới, trong trường hợp Token được cấp phát cho user hết hạn. Refresh Token được cấp cho User cùng với Token khi user xác thực đầu tiên, tuy nhiên thời gian của chúng khác nhau. Với Token thì thời gian có thể 1 giờ, nhưng Refresh Token là có khi lên đến 10 ngày.

JWT (JSON Web Token)

JSON Web Token là một tiêu chuẩn mở (RFC 7519) với mục đích xác minh thông tin an toàn giữa các bên Client-Server, dưới dạng JSON object. Thông tin này có thể được xác minh, đảm bảo nó được ký điện tử - digitally signed. JWT có thể được ký bằng cách sử dụng một secret (với thuật toán HMAC) hoặc cặp public/private key với dùng chuẩn RSA hoặc ECDSA.

OAuth Token

OAuth Token là một chuỗi mà ứng dụng khách OAuth sử dụng để thực hiện các yêu cầu đối với máy chủ tài nguyên. Mã thông báo truy cập không nhất thiết phải ở bất kỳ định dạng cụ thể nào. Trên thực tế, nhiều máy chủ OAuth đã chọn nhiều định dạng khác nhau cho mã thông báo truy cập của mình.

Ưu điểm và nhược điểm khi sử dụng Token

Token được coi là công cụ bảo mật giao dịch hiệu quả, được nhiều doanh nghiệp tin tưởng lựa chọn. Vậy hệ thống này mang những ưu điểm gì nổi bật? Cùng với đó hạn chế của nó là gì?

Ưu điểm nổi bật của Token

Token sở hữu 3 ưu điểm vượt trội khiến người dùng tin tưởng và lựa chọn:

  • Thiết kế nhỏ gọn: Máy Token được thiết kế nhỏ gọn, chỉ tương đương chiếc USB nên người dùng có thể mang theo vô cùng thuận tiện mà không cảm thấy phiền hà.

  • Tính an toàn cao: Mã Token được xây dựng ngẫu nhiên, mỗi mã chỉ có giá trị sử dụng trong một giao dịch. Đặc biệt, mã giới hạn về thời gian hữu dụng nên trong trường hợp tài khoản, thông tin bị đánh cắp thì các giao dịch vẫn không thể thực hiện được.

  • Sử dụng đơn giản: Máy Token được thiết kế vô cùng dễ hiểu, bản thân người dùng sẽ dễ dàng làm quen với thiết bị này, phù hợp với nhiều đối tượng.

Nhược điểm của Token

Bên cạnh những ưu điểm vượt trội, Token vẫn còn tồn tại một số nhược điểm như:

  • Chi phí: Người dùng cần bỏ ra chi phí để mua và sử dụng máy Token và buộc phải có máy Token mới có thể thực hiện các giao dịch này.

  • Thời gian hiệu lực thấp : Mã Token có giá trị trong thời gian ngắn, thông thường chỉ 60 giây.

Như vậy, Token là giải pháp hữu ích trong lập trình và bảo mật thông tin người dùng. Hiện nay, tại các ứng dụng Token đã trở thành một phần không thể thiếu trong quá trình xây dựng, phát triển và bảo mật người dùng.

» Xem thêm: Top 5 VPN miễn phí tốt nhất và an toàn nhất cho điện thoại di động

0/5 - (0 bình chọn)

Xin chào! Tôi là Bùi Diệu Quế, một content creator SEO đam mê công nghệ. Tôi tin rằng công nghệ là một công cụ mạnh mẽ để khám phá và thay đổi thế giới. Với niềm đam mê với SEO và nội dung, tôi tận dụng sự phát triển không ngừng của công nghệ để tạo ra nội dung chất lượng và tối ưu hóa tìm kiếm. Tôi mong muốn chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm của mình về SEO, công nghệ và những xu hướng mới nhất trong lĩnh vực này.

Có thể bạn quan tâm

 CVE là gì? Tầm quan trọng của CVE trong việc chống lại Zero-day

 CVE là gì? Tầm quan trọng của CVE trong việc chống lại Zero-day

CVE là gì? CVE là từ viết tắt của Common Vulnerabilities and Exposures - hệ thống nhận diện va theo dõi các lỗ hổng bảo mật trong phần mềm và hệ thống máy tính. Cùng tìm hiểu chi tiết tại đây!

GPT-4o là gì? Tìm hiểu sức mạnh vượt trội của GPT-4o

GPT-4o là gì? Tìm hiểu sức mạnh vượt trội của GPT-4o

Sự ra đời của GPT 4o đã giúp người dùng tối ưu hóa lượng lớn công việc. Vậy, GPT 4o là gì? Hãy cùng Gofiber tìm hiểu qua bài viết được chia sẻ tại đây!

Tìm hiểu điểm khác biệt giữa hai giao thức IPv4 vs IPv6

Tìm hiểu điểm khác biệt giữa hai giao thức IPv4 vs IPv6

IPv6 vs IPv4 đều là những giao thức được sử dụng để quản lý và phân phối địa chỉ IP trên internet nên sẽ có những điểm giống và khác đặc trưng. Cùng Gofiber tìm hiểu chi tiết tại đây!

IPv6 là gì? Tất tần tật kiến thức về IPv6

IPv6 là gì? Tất tần tật kiến thức về IPv6

Với sự gia tăng nhanh chóng của các thiết bị kết nối internet, IPv6 đã ra đời để thay thế IPv4 trước đó. Vậy, IPv6 là gì? Làm cách nào để chuyển từ IPv4 sang IPv6? Cùng tìm hiểu câu trả lời tại đây!