Tổng quan về traffic website
Traffic website là gì?
Trước khi hiểu rõ về tăng traffic website, bạn cần phải biết về traffic. Hãy hiểu đơn giản, traffic là một lượng người truy cập vào trang web của bạn từ nhiều kênh khác nhau. Traffic sẽ cho biết mức độ tương tác, những khách hàng nào tiềm năng của website đó. Nhờ vào đánh giá từ traffic, người quản trị có thể dự đoán doanh thu của doanh nghiệp. Traffic càng cao thì lượng người vào website càng cao.
Các yếu tố có thể tác động đến sự tăng hoặc giảm của traffic website
Ngày nay, sự cạnh tranh của các doanh nghiệp khi marketing online ngày càng cao, do đó việc tăng traffic website cũng gặp nhiều khó khăn hơn trước đây. Hiểu rõ về các yếu tố ảnh hưởng đến traffic website sẽ giúp quản trị viên đưa ra chiến lược tăng traffic website hiệu quả cho web của mình.
Các yếu tố bạn cần lưu tâm đến như:
- Keywords - từ khóa: từ khóa chính, từ khóa phụ là những cụm từ xuất hiện rải rác trong bài viết và là chủ đề chính của bài viết. Nhờ vào nó, Google sẽ biết website của bạn đang đề cập đến nội dung gì. Từ khóa của website cần xuất hiện đều đặn nhưng không được "spam". Thuật toán Panda của Google có thể phát hiện lỗi này và khiến trang web của bạn bị tụt hạng đấy. Chính vì thế, hãy nghiên cứu từ khóa thật cẩn trọng bằng một số công cụ như: Google Keyword Planner, Soovle, SEMrush...
- Content - nội dung: hãy luôn nhớ rằng, chẳng ai tốn thời gian của mình để đọc bài viết kém chất lượng. Chính vì thế, hãy đảm bảo nội dung trên website của bạn phải đạt được "insight" của khách hàng. Luôn lưu ý đến độ dài nội dung, tối ưu nội dung mới, liên kết internal link.
- Offpage: các liên kết lớn từ các Refer Domain - domain link trở về website của bạn. Hãy ưu tiên sử dụng backlink - đây là cách tăng traffic website khá hữu hiệu đấy. Bên cạnh đó, khi thực hiện đi backlink thì cần có độ trust, nội dung chủ đề và nhất là nội dung url cũng phải trùng với bài viết.
Phân loại traffic website
Bạn sẽ phải phải hiểu rõ mỗi loạị traffic website trước khi tìm cách tăng lượt truy cập. Hiện tại, có 6 loại traffic website cơ bản, bao gồm:
- Organic: Organic traffic là lượng người dùng truy cập vào một website từ kết quả tìm kiếm tại bảng xếp hạng của Google.
-
Direct: lượng người dùng vào website nhưng không thông qua một website nào trung gian khác cả. Người dùng có thể trực tiếp tìm web bằng cách ghi rõ tên web.
-
Referral: lượng người dùng vào trang web thông qua các website khác. Nó có thể đến từ nguồn backlink hay quảng cáo của website trên trang web đó. Những trang nào được đặt backlink thường đóng vai trò như một trang giới thiệu cho website chính.
-
Social: lượng người dùng vào trang web thông qua các mạng xã hội. Nó có thể đến từ một bài viết có dẫn link, bài quảng cáo. Các mạng xã hội này thường là Facebook, Tiktok, Instagram...
-
Paid: lượng truy cập người dùng khi vào website bắt nguồn từ quảng cáo khi có một truy vấn tìm kiếm của Google (Paid search).
-
Email: nguồn tăng traffic website đến từ email marketing mà cụ thể là các liên kết trong email.
Lợi ích của việc tăng traffic website?
Khi tăng traffic website, tức là website có lượng người truy cập tăng. Doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận được nhiều khách hàng. Đối với SEOer, họ luôn hy vọng từ khóa của website có traffic cao, vậy thực tế traffic tăng mang lại những lợi ích cụ thể như thế nào? Thông thường, khi tăng traffic website, doanh nghiệp sẽ đạt được những điều như:
-
Tăng nhận diện thương hiệu cho các cá nhân và doanh nghiệp: nếu như một website chứa nhiều thông tin quảng cáo, không mang lại thông tin giá trị cho người dùng thì sẽ khó thu hút và giữ chân những người truy cập vào web. Một website tăng traffic, tức là đã có dấu hiệu nhiều người dùng bị thu hút bởi nội dung của website đó. Như vậy, website của doanh nghiệp được xem là “có chất lượng” trong mắt người dùng. Kết quả là độ nhận diện của cá nhân, doanh nghiệp sở hữu trang web đó tăng cao.
-
Tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng hơn và giúp tăng doanh số bán hàng: hầu hết các website của doanh nghiệp, cá nhân ngày nay đều có sử dụng dịch vụ chạy quảng cáo Google Adwords. Khách hàng vào trang web của bạn tức là họ có nhu cầu về tìm kiếm thông tin thực sự. Như vậy, bạn sẽ có cơ hội tiếp cận, giới thiệu mặt hàng liên quan đến thông tin mà khách hàng đó tìm kiếm. Từ đó doanh số bán hàng tăng cao.
-
Cải thiện thứ hạng từ khóa trên các công cụ tìm kiếm (SEO): Google thường có xu hướng tăng vị trí xuất hiện của website nếu lượt theo xem của người dùng đối với website đó tăng cao. Khi vị trí xuất hiện của web nằm top đầu, cơ hội web tiếp cận thêm nhiều người dùng khác sẽ tăng theo.
Kiểm tra Traffic Website bằng cách nào?
Traffic website, hay lưu lượng truy cập, là một chỉ số quan trọng phản ánh hiệu quả của mỗi dự án SEO marketing. Việc kiểm tra traffic giúp bạn có cái nhìn rõ ràng về tình trạng và sự phát triển của website, từ đó đưa ra các chiến lược tối ưu hóa hiệu quả.
Kiểm tra Traffic Website của mình bằng Google Analytics
Google Analytics là công cụ miễn phí do Google cung cấp, giúp bạn theo dõi chi tiết lưu lượng truy cập website. Bạn có thể xem số lượng người dùng, tỷ lệ thoát, và hành vi khách hàng trên website.
Hướng dẫn các bước kiểm tra traffic website bằng công cụ Google Analytics
-
Đăng nhập vào Google Analytics: Truy cập Google Analytics và đăng nhập bằng tài khoản Google của bạn.
-
Chọn Website: Trong bảng điều khiển, chọn website bạn muốn xem thông tin traffic.
-
Xem Báo cáo Traffic: Đi đến mục “Xem trang tổng quan nhanh về báo cáo” để xem các kênh đóng góp traffic như Organic Search, Direct, Referral, v.v.
-
Thiết lập Khoảng Thời Gian: Chọn khoảng thời gian bạn muốn xem báo cáo ở góc trên bên phải màn hình.
-
Phân tích Dữ liệu: Xem xét các chỉ số như số lượng người dùng, số lần xem trang, tỷ lệ thoát, và thời gian trung bình trên trang.
Kiểm tra Traffic Website bằng Google Search Console
Google Search Console cung cấp thông tin về số lượt hiển thị, số lượt click, chỉ số CTR, và vị trí trung bình của website trên SERP Google. Nó giúp bạn hiểu rõ hơn về cách thức Google xử lý trang web của bạn, từ đó tối ưu hóa hiệu suất trên công cụ tìm kiếm.
Các bước kiểm tra traffic website bằng Google Search Console
-
Đăng nhập vào Google Search Console: Truy cập Google Search Console và đăng nhập.
-
Chọn tài sản: Chọn website mà bạn muốn kiểm tra từ danh sách.
-
Xem Báo cáo Hiệu suất: Tại phần “Hiệu suất” bạn click chọn "Báo cáo đầy đủ" để xem số lượt click, số lượt hiển thị, CTR, và vị trí trung bình.
-
Lọc và Phân tích Dữ liệu: Sử dụng các bộ lọc để phân tích dữ liệu theo từ khóa, trang, quốc gia, thiết bị, v.v.
Check Traffic Website của mình và đối thủ bằng Semrush
SEMRush là công cụ tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, cho phép bạn không chỉ nghiên cứu từ khóa mà còn theo dõi traffic từ kết quả tìm kiếm. Bạn có thể so sánh website của mình với đối thủ, xem lượt visit, time on site, tỷ lệ thoát trang, và số trang mỗi lượt truy cập.
Các bước hướng dẫn kiểm tra traffic website mình và đối thủ bằng Semrush
-
Đăng nhập vào Semrush: Truy cập Semrush và đăng nhập.
-
Nhập URL Website: Trong thanh tìm kiếm, nhập URL của website bạn muốn kiểm tra.
-
Xem Báo cáo Tổng quan: Xem báo cáo tổng quan để nhận thông tin về lượt visit, thời gian trên trang, tỷ lệ thoát, v.v.
-
Phân tích Đối thủ: Sử dụng công cụ “Compare domains” để so sánh website của bạn với các đối thủ.
Check Traffic Website của mình và đối thủ Bằng Ahrefs
Ahrefs là một công cụ SEO mạnh mẽ, được sử dụng rộng rãi bởi nhiều thương hiệu lớn. Nó cung cấp dữ liệu chi tiết về lưu lượng truy cập tìm kiếm, backlink, từ khóa, và nhiều chỉ số quan trọng khác. Giao diện thân thiện của Ahrefs giúp việc theo dõi và phân tích trở nên dễ dàng hơn.
Các bước kiểm tra traffic website bằng công cụ Ahrefs
-
Đăng nhập vào Ahrefs: Truy cập Ahrefs và đăng nhập.
-
Nhập URL Website: Trong công cụ “Site Explorer”, nhập URL của website bạn muốn phân tích.
-
Xem Báo cáo Tổng quan: Báo cáo sẽ hiển thị thông tin về traffic, backlink, từ khóa, v.v.
-
Phân tích Chi tiết: Khám phá các mục như “Top Pages”, “Organic Search”, để có cái nhìn sâu hơn về hiệu suất website.
Cách tăng traffic website hoàn toàn miễn phí và dễ làm
Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng mong muốn tăng traffic website. Thế nhưng, chi phí để tăng lượng traffic cho website có thể đẩy cao và tạo áp lực cho doanh nghiệp. Nếu bạn chỉ là cá nhân không có nhiều chi phí hoặc doanh nghiệp vừa và nhỏ thì có thể thử cách tăng traffic website miễn phí trước rồi hẳn nâng cấp sang dịch vụ trả phí sau.
Tối ưu hóa và cải thiện SEO
Trong những năm gần đây, Google đã trở nên khắt khe hơn trong việc đánh giá bài viết thông qua hàng loạt thuật toán như Google Panda, Penguin,...
-
Nghiên cứu và tập trung vào các từ khóa dài: các cụm keyword - từ khóa nhưng có độ dài và tính cụ thể cao thường là yếu tố khiến bài viết có tính cụ thể cao. Chẳng hạn, từ khóa “dịch vụ” mang ý nghĩa chung chung, khi tìm kiếm sẽ có nhiều lĩnh vực xoay quanh cụm từ khóa này. Nhưng nếu là “dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt” thì Google sẽ biết website của bạn đang nói về vấn đề sức khỏe.
-
Ưu tiên chọn các từ khóa có sự linh hoạt: trong quá trình chọn từ khóa để lên nội dung cho website, các SEOer nên ưu tiên lựa chọn từ khóa có độ linh hoạt cao. Những từ khóa này sẽ mở rộng phạm vi tìm kiếm thông tin cho người dùng và giúp nội dung web có chiều sâu hơn.
-
Nội dung bài viết phải mới và mang đến nội dung có chiều sâu cho bài viết: khi sự cạnh tranh ngày càng tăng, các SEOer phải có sự linh hoạt trong việc xây dựng nội dung. Những nội dung nào đã cũ, đã được các website khác lên bài rồi thì không nên xây dựng lại nội dung đó. Ngược lại, hãy tìm những nội dung mới hơn bằng cách tìm các tài liệu nước ngoài. Bài viết có nội dung mới sẽ được Google đánh giá cao và đưa lên top đầu.
-
Xây dựng hệ thống backlink: Backlink là tối ưu SEO Offpage bằng cách đặt liên kết website chính tại một website khác. Hiểu cơ bản, bạn dẫn đường link trong một bài viết về web chính. Cách này giúp thu hút lượng truy cập cho website còn lại khá hiệu quả.
Tận dụng mạng xã hội
Ngày nay, mạng xã hội đã trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống, công việc của con người. Chỉ cần có mạng Internet, ai cũng ít nhất có một tài khoản mạng xã hội. Chính vì thế, cơ hội của doanh nghiệp khi tiếp cận với khách hàng thông qua mạng xã hội là rất lớn.
-
Chia sẻ liên kết có nội dung và giá trị với mọi người: khi tăng traffic website bằng cách miễn phí, các SEOer nên chú trọng vào nội dung xây dựng. Cụ thể, nếu như doanh nghiệp tận dụng mạng xã hội thì có thể từ tài khoản của doanh nghiệp và chia sẻ nội dung của website bằng cách dẫn link. Bạn có thể tạo nội dung trước trên tài khoản mạng xã hội, hãy đảm bảo nội dung bài viết, video đó có giá trị. Cách này sẽ giúp người dùng từ mạng xã hội khi có hứng thú với nội dung sẽ có nhu cầu đọc hoặc mua sản phẩm tại web.
-
Tạo cộng đồng cho website của doanh nghiệp: trên mạng xã hội thường có các group, hội nhóm liên quan đến một lĩnh vực nào đó. Những người tham gia hội nhóm đó thường có một nhu cầu chung. Chẳng hạn như hội nhóm về làm đẹp thì người tham gia sẽ mong muốn, có nhu cầu tham khảo cách làm đẹp hoặc mua mỹ phẩm. Bạn hãy thử tạo một cộng đồng tương tự như vậy nhưng liên quan đến sản phẩm của doanh nghiệp. Những người có nhu cầu tìm hiểu nội dung sẽ có xu hướng vào trang web của bạn. Từ đó, tăng traffic website dễ dàng hơn.
Cách tăng traffic website có trả phí
Mặc dù tăng traffic website miễn phí bằng cách cải thiện nội dung bài viết và nhờ hỗ trợ từ mạng xã hội phần nào hiệu quả nhưng đôi khi kết quả lại không thực sự đạt như mong muốn của doanh nghiệp. Hoặc doanh nghiệp muốn tăng traffic nhanh và "chắc chắn" hiệu quả hơn thì hãy thử dùng các biện pháp tăng traffic có trả phí. Ưu điểm là hiệu quả từ cách tăng traffic này khá khả quan. Tuy nhiên, kinh phí sẽ khá cao, chỉ phù hợp với cá nhân, doanh nghiệp đã sẵn sàng chuẩn bị "đi đường dài" với phương pháp này.
Sử dụng Google Ads và Google Re-targeting
Quảng cáo cho doanh nghiệp thông qua Google Ads là lựa chọn của rất nhiều Marketer. Một chiến dịch bán hàng hiệu quả sẽ kéo nhiều khách hàng về cho website. Nhưng đi theo đó là chi phí quảng cáo cũng khá cao, từ vài triệu cho đến hàng tỷ đồng.
Dùng Google Ads hiệu quả thường rất khó và để thực hiện được cần có một đội ngũ chuyên môn cao. Nếu bạn muốn thử tự chạy quảng cáo thì hãy bắt đầu bằng cách đọc nhiều tài liệu và tham gia các khóa học trước. Ngoài ra, nếu doanh nghiệp muốn rút ngắn thời gian thì có thể thuê một đơn vị chạy quảng cáo chuyên nghiệp để hỗ trợ.
Bên cạnh đó, các SEOer còn có thể sử dụng Google Re-targeting để tăng traffic website. Nó giúp bạn chỉ cần tập trung vào những khách hàng đã từng ghé thăm website trước đó. Cụ thể, nó sẽ hỗ trợ hiển thị những sản phẩm họ vừa xem lại nhiều lần. Khách hàng thấy sản phẩm nhiều lần thì họ thường suy nghĩ lại và quay lại đặt hàng. Cách này không chỉ quảng bá sản phẩm tốt hơn mà còn tăng nhiều lượt traffic hơn.
Quảng cáo trên mạng xã hội - Facebook, Twitter, TikTok…
Thực hiện quảng cáo trên mạng xã hội như Facebook hay mới đây nhất là Tiktok là biện pháp khá hiệu quả. Không những thế, chạy Ads trên mạng xã hội còn là nguồn dẫn link traffic website cực kỳ tốt. Thông thường, chi phí cho Facebook Ads rẻ hơn nhiều so với Tiktok Ads hay Google Ads. Mỗi lượt click của người dùng dẫn về web sẽ mất khoảng 1,72$.
Tuy nhiên, chạy quảng cáo trên mạng xã hội thường cũng khá tốn chi phí, nhất là nó phải kéo dài. Nếu bạn chưa hiểu rõ về chạy Ads thì tốt nhất hãy thuê một đội ngũ chuyên chạy quảng cáo, họ sẽ biết cần làm những gì.
» Xem thêm: Top 5 phần mềm marketing facebook miễn phí
Tham gia một chương trình affiliate
Với sự bùng nổ của mua sắm online, lượng người tham gia cộng đồng affiliate tăng mạnh. Chính vì thế, marketing affiliate cũng trở nên phát triển. Để bắt kịp xu hướng, các doanh nghiệp cũng đang dần tham gia vào chương trình quảng cáo này.
Cụ thể, sẽ có những người, trang web, blog liên kết website có sản phẩm của doanh nghiệp với trang của họ thông qua một đường link. Khi người theo dõi trang web, blog của họ, nếu khách hàng có nhu cầu, họ sẽ từ trang liên kết đó và vào website của doanh nghiệp và mua hàng. Doanh nghiệp sẽ phải trả hoa hồng cho mỗi lượt khách hàng mua hàng từ đường link.
Hiệu quả của áp dụng affiliate khá cao, bạn không chỉ tăng traffic website mà còn tỷ lệ mua hàng nhiều hơn. Doanh số doanh nghiệp cũng tăng hiệu quả hơn.
Marketing dựa vào review từ Influencer
Những người có sức ảnh hưởng đến một cộng đồng nhất định như KOL, KOC, Influencer. Nhiều người dùng mua sản phẩm nào đó theo lời giới thiệu của những người có sức ảnh hưởng này.
Về cơ bản, Influencer marketing là việc doanh nghiệp thuê một người nổi tiếng để nói về sản phẩm của mình. Cách này thường tiếp cận khách hàng dễ dàng hơn, hiệu quả hơn, doanh thu tốt hơn. Tuy nhiên, giá tiền để trả cho các Influencer có thể cao, ngoài ra, doanh nghiệp cũng phải tìm người có “tệp khách hàng” phù hợp với sản phẩm.
Chạy chiến dịch email marketing
Chạy chiến dịch email marketing khá hiệu quả để tăng traffic website. Doanh nghiệp sẽ phải tiến hành gửi email đến một hoặc nhiều khách hàng. Lợi thế của phương pháp này là người dùng email khá rộng.
Tuy nhiên, cũng nên lưu ý rằng có đến 80% người truy cập website không đăng ký theo dõi tin tức từ website của bạn. Vì thế, cách khắc phục là hãy dùng thêm công cụ pop-up exit-intent. Công cụ này giúp doanh nghiệp xin địa chỉ email khách hàng. Đồng thời, nó cũng tự động hiện thông tin khác để “níu kéo” người dùng.
Tăng traffic website là điều mà doanh nghiệp nào khi tạo trang web cũng mong muốn. Thế nhưng, để thực hiện được quả không phải là điều dễ dàng. Nếu bạn đang phân vân không biết cách tăng traffic cho web của mình như thế nào, hãy liên hệ ngay với Gofiber. Chúng tôi là đơn vị cung cấp dịch vụ hosting, máy chủ vật lý và ảo tốc độ cao. Nhờ đó, doanh nghiệp có cơ hội tăng doanh thu cho doanh nghiệp của mình.
» Xem thêm: Cách xây dựng email marketing hiệu quả cho người mới bắt đầu