Chiến dịch catalog marketing
Có bao giờ bạn đến một cửa hàng xe, đồ gia dụng, điện tử… và bạn nhận được một tập ấn phẩm từ nhân viên chỉ chứa hình ảnh và thông tin sản phẩm của cửa hàng đó chưa? Nếu bạn chưa biết nó gọi là gì thì đấy chính là catalogue đấy!
Catalog là gì?
Catalogue là ấn phẩm quảng cáo cho người xem những thông tin quan trọng về sản phẩm/ dịch vụ hoặc thông tin về công ty, cửa hàng. Một catalog có nhiệm vụ chính là quảng bá sản phẩm/ dịch vụ để thúc đẩy doanh số, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Đồng thời, nó cũng có vai trò vô cùng quan trọng để xây dựng độ nhận diện thương hiệu và tăng tính phát triển bền vững cho doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ.
Cách hoạt động của catalog marketing
Một catalogue sẽ kết hợp nhiều thành phần khác nhau và mỗi thành phần này đều có vai trò vô cùng quan trọng trong tiếp thị thị giác đối với khách hàng:
-
Ảnh bìa: thu hút, tăng tính nhận diện thương thương hiệu.
-
Ảnh bìa sau: cung cấp thông tin về doanh nghiệp như địa chỉ liên lạc, số điện thoại, email…
-
Trang giới thiệu: cung cấp thông tin mô tả sơ bộ và quảng cáo.
-
Bảng nội dung: có các phần, đề mục, số trang và danh mục chính để người xem tìm kiếm thông tin mình cần.
-
Các trang: chứa hình ảnh, ghi chú về thông tin từng sản phẩm một cách tóm gọn nhất.
-
Trang cuối: thêm mô tả, ghi chú và quảng cáo.
Khi một khách hàng nhận được catalog, dù họ có thực sự muốn mua hàng ngay tại thời điểm đó hay không thì họ đã nhận được một danh sách sản phẩm/ dịch vụ từ doanh nghiệp. Danh sách này được trình bày chi tiết, ngắn gọn với hình ảnh sắc nét nhất để thu hút và tạo ấn tượng với bất kỳ ai xem catalog.
Một catalogue marketing hoạt động theo hai cách:
-
Người bán tạo catalogue riêng và mời người mua mua hàng trực tiếp từ họ.
-
Nhà tiếp thị catalog đóng vai trò trung gian giữa nhà sản xuất và người mua hàng.
4 loại catalog marketing có kèm ví dụ
Hiện nay, có 4 loại catalog marketing được sử dụng phổ biến trong tiếp thị nhất như:
#1. Single company catalogs
Dạng Single company catalogs (catalogue dành cho công ty chỉ kinh doanh một mặt hàng duy nhất). Dạng catalogue này khá phổ biến trong doanh nghiệp sản xuất và gần như thương hiệu nào cũng tạo ra catalogue riêng cho mình.
Ví dụ: các công ty sản xuất quần áo, giày dép, mỹ phẩm, đồ trang sức… sẽ có các catalogue riêng về mặt hàng mà mình kinh doanh.
Người bán hàng sẽ chuẩn bị catalogue theo nhiều cách khác nhau, chẳng hạn như:
-
Phân loại sản phẩm tương tự hoặc có liên quan đến nhau: ví dụ một công ty mỹ phẩm bán các mặt hàng khác nhau và cung cấp các loại kem dưỡng, son môi… Công ty đó sẽ đặt tất cả các loại kem dưỡng dưới một tên riêng. Son môi sẽ được đặt trong phần khác. Trường hợp khác, nếu có ưu đãi giảm giá nào, công ty sẽ cho các sản phẩm giảm giá vào một danh mục riêng khác.
-
Người bán hàng cũng có thể tạo một catalogue và đề cập đến sản phẩm rải rác khác nhau. Kỹ thuật này rất hữu ích để thúc đẩy người mua “chốt đơn” do không có sự sắp xếp rõ ràng nào.
#2. Print Catalogs
Ở dạng Print Catalogs, người bán sẽ làm bìa để thông báo các loại mặt hàng trong catalog và đề cập cụ thể ở các trang sau. Những danh mục dạng Print Catalogs sẽ chứa hình ảnh sản phẩm, giá cả, mô tả ngắn gọn và phương thức liên hệ, thông tin đặt hàng.
Về thiết kế, Print Catalogs có thể có một danh mục duy nhất có cùng loại sản phẩm như giày dép, quần áo… Hoặc nó cũng có thể chứa các loại danh mục khác nhau. Người bán cũng thường đính kèm mẫu đơn đặt hàng và phong bì trả lại (trả bưu phí) với các danh mục in, người mua chỉ cần đặt hàng qua website hoặc điện thoại mà thôi. Phương thức bán hàng qua Print Catalogs có thể khá tốn kém ở thời điểm hiện tại nên nhiều nhà tiếp thị sử dụng cách gửi thư để giảm chi phí in ấn và lưu thông.
#3. Multiple Companies Catalogs
Dạng Catalog marketing là Multiple Companies Catalogs đề cập đến các sản phẩm của nhiều công ty khác nhau trong cùng một danh mục. Dạng bán hàng này liên quan đến trung gian và hữu ích cho doanh nghiệp nào chỉ cung cấp một vài sản phẩm. Trong trường hợp doanh nghiệp không có nhiều kinh phí thì dùng Multiple Companies Catalogs cũng vô cùng hiệu quả.
Những nhà bán lẻ sẽ trung gian phân phối các danh mục cho người tiêu dùng. Bên cạnh đó, Multiple Companies Catalogs cũng được đánh giá là có nhiều người tiêu dùng lựa chọn hơn về họ có nhiều mẫu hàng khác nhau trên cùng một sản phẩm và phân khúc giá.
Khi người mua đặt hàng, quá trình mua hàng sẽ diễn ra theo hai cách:
-
Người bán hàng trung gian mua sản phẩm từ nhà sản xuất và bán cho khách hàng.
-
Nhà sản xuất bán trực tiếp cho người mua và họ chỉ trung gian nhận tiền thông qua tiền hoa hồng.
#4. Online catalogs
Online catalogs cũng gần tương tự như Print Catalogs nhưng ở dạng kỹ thuật số. Nhà sản xuất sẽ tạo danh mục sản phẩm từ nền tảng trực tuyến để nhiều khách hàng tiếp cận hơn. Dạng catalogue này có nhiều lợi thế hơn cho người bán lẫn người mua, chẳng hạn như:
-
Tiết kiệm chi phí in ấn và gửi đến cho khách hàng.
-
Người bán dễ dàng cập nhật thông tin sản phẩm trên Online Catalogs.
-
Người mua có thể mua ngay sản phẩm mà mình mong muốn.
Một trong những ví dụ điển hình nhất của Online catalogs có thể kể đến là các sàn thương mại điện tử. Chẳng hạn như Tiki, Shopee, Lazada… chúng cung cấp các danh mục trực tuyến, người mua có thể xem nhiều sản phẩm và mua hàng ngay lập tức.
>> Xem thêm: Phân tích chiến lược marketing của Bamboo Airways
5 yếu tố của một chiến dịch catalog marketing đạt hiệu quả
Với thời đại kỹ thuật số phát triển, chỉ sử dụng phương tiện truyền thông tin ấn thôi là chưa đủ cho một chiến dịch marketing. Tuy nhiên, catalog marketing không có nghĩa là đã lỗi thời. Nếu bạn biết kết hợp catalog cùng các kênh tiếp thị khác, cơ hội để doanh nghiệp tạo ấn tượng cho người mua hàng rất lớn.
#1. Luôn tập trung vào đối tượng
Doanh nghiệp nên tập trung vào đối tượng mục tiêu của mình để lên kế hoạch cho catalog phù hợp. Bên cạnh đó, thông tin mà doanh nghiệp cung cấp cũng cần truyền đạt một cách ngắn gọn với đối tượng mà bạn hướng đến.
Thông thường, phân phối catalogue cần phải có sự linh hoạt, tùy chỉnh để sản phẩm/ dịch vụ nổi bật và thay đổi tùy theo từng thời điểm trong năm. Những khách hàng không mấy tiềm năng, không mua hàng trong một thời gian dài không phải là nhóm khách hàng bạn cần tập trung. Thay vào đó, bạn có thể “cắt giảm” chi phí phân phối catalog cho họ để giảm chi phí in ấn.
#2. Có chương trình khuyến mãi
Nhiều nhà marketing giữ liên lạc với khách hàng qua email hay thư từ để cung cấp các chương trình khuyến mãi đặc biệt hoặc cung cấp chi tiết về sản phẩm mới chưa cập nhật vào catalog ban đầu. Hầu hết các nhà tiếp thị sẽ xây dựng hồ sơ khách hàng dựa trên lịch sử mua hàng của họ. Dựa trên thông tin hồ sơ đó, nhà bán hàng sẽ biết được phần nào sở thích mua hàng của người tiêu dùng và đưa ra ưu đãi.
Những chương trình ưu đãi nếu có một trang riêng trên catalog thường được khách hàng chú ý nhiều hơn. Vì thế, doanh nghiệp đừng bỏ qua cơ hội bán hàng khi áp dụng chương trình khuyến mãi nhé!
#3. Có tính chiến lược
Việc lên kế hoạch cho những gì mình sẽ quảng bá trước khi thiết kế catalogue cực kỳ cần thiết. Những sản phẩm hấp dẫn, giá rẻ ở vị trí nổi bật trên catalog sẽ thu hút hơn và được nhiều khách hàng chú ý đến. Bên cạnh đó, thiết kế catalogue có sự chuyên nghiệp, “đẹp” về mặt thị giác cũng là chìa khóa để tăng tỷ lệ chuyển đổi và mang lại doanh số cao cho thương hiệu.
#4. Tiếp thị đa kênh
Doanh nghiệp nếu chỉ sử dụng mỗi catalogue thôi là chưa đủ để thực hiện cả một chiến dịch marketing. Chính vì thế, hãy kết hợp catalogue với các kênh khác như mạng xã hội hay website để tiếp cận thêm nhiều khách hàng hơn.
Phổ biến nhất hiện nay là nhiều nhà tiếp thị kết hợp catalogue cùng digital marketing để cải thiện bán hàng. Sự phối hợp của nhiều kênh với nhau sẽ “tiếp cận” khách hàng trên nhiều mặt trận và thu hút nhiều đối tượng. Bên cạnh đó, sử dụng kênh trực tuyến cũng giúp doanh số tăng mà chi phí không bị đẩy cao quá nhiều.
#5. Tiếp nhận, xem xét, đo lường và phát triển
Catalog marketing cũng tương tự như các chiến dịch marketing khác, nó cũng cần được thu thập dữ liệu, xem xét, đo lường và phát triển cho doanh nghiệp trong tương lai. Marketer nào đảm nhiệm vai trò phân tích và đánh giá độ hiệu quả của catalog cần xem xét sản phẩm bán ra có phù hợp với khách hàng và thông qua catalog thì bán được bao nhiêu? Tính hiệu quả của phương pháp marketing này như thế nào?
Nhìn chung, catalog marketing mặc dù đã có từ rất lâu nhưng tới thời điểm hiện tại nó vẫn chưa hẳn là lỗi thời. Vì thế, nếu bạn đang cân nhắc sử dụng hình thức marketing này thì hy vọng những kiến thức trên đây sẽ giúp ích cho bạn.
>>Mời bạn tham khảo thêm: 9 chiến lược triển khai referral marketing tốt nhất năm 2023