Horizontal integration là gì? 8 lợi ích và ưu nhược điểm

Thứ Hai, 8/14/2023, 4:31:04 AM
Horizontal integration là gì? Trong quản trị chiến lược ngày nay, Horizontal integration đang chiếm vai trò không thể thiếu. Vậy khái niệm này như thế nào? Có lợi ích gì cho doanh nghiệp hay không? Hãy cùng tìm hiểu về một trong nhóm chiến lược hội nhập thông qua bài viết dưới đây nhé!

Chiến lược hội nhập ngang

Horizontal integration là gì?

Horizontal integration là gì? - Horizontal integration còn gọi là chiến lược hội nhập ngang - chiến lược này nhằm gia tăng hoặc sở hữu khả năng kiểm soát đối với đối thủ cạnh tranh. Những doanh nghiệp thực hiện chiến lược này thường mua lại hoặc sáp nhập vào doanh nghiệp khác trong cùng giai đoạn sản xuất.

Horizontal integration  chiến lược hội nhập ngang
Horizontal integration  chiến lược hội nhập ngang

Áp dụng horizontal integration khi nào?

Horizontal integration có thể trở thành chiến lược cạnh tranh trong một số trường hợp như:

  • Doanh nghiệp muốn độc quyền kinh doanh trong một nhóm lĩnh vực mà không bị đe dọa bởi chính phủ (hầu hết chính phủ các nước đều có các chính sách để doanh nghiệp tránh sự độc quyền khi kinh doanh một lĩnh vực nào đó).

  • Doanh nghiệp có nguồn nhân sự và tài lực phù hợp để quản lý sau khi mở rộng quy mô kinh doanh.

  • Doanh nghiệp hoạt động trong một ngành có tốc độ tăng trưởng nha.

  • Các đối thủ cạnh tranh trong một lĩnh vực có biến động, chẳng hạn như thiếu quản lý cấp cao.

Chiến lược hội nhập ngang không thích hợp trong trường hợp đối thủ cạnh tranh đang hoạt động với bộ máy nhân viên kém hiệu quả.

8 lợi ích của horizontal integration mang lại cho doanh nghiệp

Doanh nghiệp khi bắt đầu áp dụng horizontal integration bằng cách mua lại hay sáp nhập các doanh nghiệp đối thủ đều mang lại không ít lợi ích. Nhất là khi chúng ta có thể chủ động tiếp cận nhiều thị trường mới hơn, có vị thế mạnh hơn trên thương trường. Ngoài ra, doanh nghiệp sẽ nhận được một vài lợi ích tuyệt vời như:

Khi hai hay nhiều công ty hợp nhất với nhau (dù theo hình thức mua bán hoặc sáp nhập) thì đều dẫn đến thị trường ít cạnh tranh hơn và sự hợp nhất ngành diễn ra mạnh mẽ hơn. Trong một số trường hợp, một doanh nghiệp có thể mua lại, sáp nhập với đối thủ cạnh tranh trực tiếp nên làm giảm sức cạnh tranh giữa hai bên khi kinh doanh trong cùng một sản phẩm/ dịch vụ.

Chiến lược hội nhập ngang giúp giảm tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp tham gia
Chiến lược hội nhập ngang giúp giảm tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp tham gia

Horizontal integration khi thực hiện hiệu quả sẽ giúp công ty kết hợp có thị phần lớn hơn. Bởi công ty đó có cơ hội mở rộng số lượng sản phẩm hoặc/ và dịch vụ cung cấp.

Khi các doanh nghiệp kết hợp với nhau (theo hướng horizontal integration) thì mỗi bên sẽ mang đến cho đối phương những khách hàng riêng của mình. Trong trường hợp hai công ty có thể nhận một ít khách hàng chồng chéo và có thể giữ chân khách khi giao dịch.

Một môi trường kết hợp giữa hai hay nhiều doanh nghiệp sẽ là tiền đề để cơ sở khách hàng lớn hơn phát huy hiệu quả mua hàng. Về cơ bản, horizontal integration sẽ mở ra cơ hội bán chéo các sản phẩm/ dịch vụ mới cho khách hàng hiện tại, từ đó doanh nghiệp thu được lợi nhuận nhiều hơn.

Các doanh nghiệp đi theo hướng horizontal integration thường có xu hướng nhận được thị phần và cơ sở khách hàng mới. Từ đó, doanh thu tăng hơn do nhóm khách hàng mới này.

Doanh thu có cơ hội tăng nhanh chóng
Doanh thu có cơ hội tăng nhanh chóng

Doanh nghiệp có cơ hội giảm chi phí tổng thể bằng cách hưởng lợi hoặc chia sẻ công nghệ, tiếp thị, nghiên cứu và phát triển (R&D) và mọi tài nguyên sản xuất, phân phối khác với bên doanh nghiệp còn lại. Sự hợp nhất cũng có thể sản xuất một lượng lớn sản phẩm/ dịch vụ với chi phí thấp hơn so với khi chỉ có một bên tự làm.

Một doanh nghiệp hợp nhất hay mua lại công ty khác ở địa lý khác sẽ có cơ hội cung cấp các kênh phân phối nâng cao hay tiếp cận phân khúc thị trường mới. Kèm theo đó, quá trình “tiếp cận” này sẽ không tốn nhiều công sức, chi phí do có thể tận dụng đội ngũ nhân viên đang làm việc tại khu vực.

Những doanh nghiệp lớn thường được hình thành thông qua horizontal integration và có ảnh hưởng trên thị trường với các nhà cung cấp, đối tác, nhà phân phối hay khách hàng.

Doanh nghiệp có thể tích hợp với doanh nghiệp đã hợp nhất bán các sản phẩm/ dịch vụ mới hơn. Hoặc cả hai có cơ hội mở rộng danh mục dịch vụ của mình.

Doanh nghiệp nhận được rất nhiều lợi ích từ chiến lược hội nhập ngang
Doanh nghiệp nhận được rất nhiều lợi ích từ chiến lược hội nhập ngang

Các loại horizontal integration

Hiện tại, trong kinh doanh có 3 loại horizontal integration chính, bao gồm: sáp nhập, mua lại và mở rộng nội bộ:

Sáp nhập - Merger

Hai công ty hợp nhất để tạo một tổ chức chung hoàn toàn mới. Thương hiệu của một trong hai công ty có thể được giữ lại dù các bộ phận hoạt động và phòng nhân sự sẽ được chia sẻ giữa hai công ty.

Ngoài ra, loại horizontal integration sáp nhập chỉ diễn ra khi sản phẩm của hai công ty có tính tương đồng nhau hoặc không kém phần cạnh tranh trên thị trường. Trong một số vụ sáp nhập, hai phía công ty sẽ cố gắng chiếm ưu thế hơn trong thị trường hiện tại.

Ví dụ: Kem đánh răng Dạ Lan sáp nhập vào Colgate Palmolive (Mỹ) và gần như biến mất trên thị trường kem đánh răng tại Việt Nam.

Hai doanh nghiệp có thể sáp nhập thành một trong kinh doanh
Hai doanh nghiệp có thể sáp nhập thành một trong kinh doanh

Mua lại - Acquisition

Horizontal integration acquisition chỉ xảy ra khi một công ty tiếp quản hoàn toàn hoạt động của công ty còn lại. Dù hai công ty vẫn có sự liên kết với nhau tính theo mặt kỹ thuật nhưng bên “mua lại” sẽ nắm quyền kiểm soát bên “được mua”. Nhân viên, giám đốc điều hành hay hoạt động của công ty được mua thường được giữ nguyên trong khi nhân lực của phía mua lại sẽ tích hợp cho ban quản lý (khi thấy có sự phù hợp).

Công ty nào có xu hướng mua lại công ty khác thường có mục tiêu lớn hơn. Chẳng hạn Microsoft có xu hướng tăng cường sự hiện diện của mình trên các trò chơi điện tử. Vì thế mà năm 2022, Microsoft đã mua lại Activision Blizzard.

Một doanh nghiệp bỏ chi phí để sở hữu doanh nghiệp còn lại gọi là "Acquisition"
Một doanh nghiệp bỏ chi phí để sở hữu doanh nghiệp còn lại gọi là "Acquisition"

>> Xem thêm: Acquisition cost là gì? 10 cách lập chiến lược customer acquisition hiệu quả nhất

Mở rộng nội bộ - Internal Expansion

Các doanh nghiệp cũng có thể bắt đầu thực hiện horizontal integration bằng cách phân bố lại vốn nội bộ. Khi mở rộng quy mô nội bộ, công ty chỉ cần thay đổi chiến lược và sử dụng nhiều nguồn lực hơn.

Ví dụ: Một nhà hàng mở rộng quy mô để cung cấp suất chứa phù hợp với nhu cầu.

Với dạng mở rộng nội bộ, công ty sẽ tiếp tục hoạt động như trước. Tuy nhiên, thay vì công ty phải cam kết vốn để mua lại với công ty bên ngoài hay chuyển đổi cho công ty sáp nhập thì chính thương hiệu thực hiện mở rộng nội bộ sẽ tự triển khai nguồn lực nội bộ. Doanh nghiệp sẽ tự đào tạo nhân viên, đầu tư vốn, tự mua thiết bị và phát triển một nhánh hoạt động mới.

Internal Expansion đòi hỏi doanh nghiệp phải tự phát triển nội bộ
Internal Expansion đòi hỏi doanh nghiệp phải tự phát triển nội bộ

Ưu nhược điểm của horizontal integration

Ưu điểm

Xu hướng thực hiện horizontal integration trong mọi doanh nghiệp ngày nay rất phổ biến, ưu điểm lớn nhất của xu hướng này là:

  • Các công ty tham gia đều hưởng lợi nhờ vào nguồn vốn.

  • Có hiệu quả kinh tế theo quy mô hoặc hiệp lực chi phí trong tiếp thị, nghiên cứu và phát triển (R&D), sản xuất và phân phối.

  • Doanh nghiệp có cơ hội sản xuất đồng thời các sản phẩm khác nhau tiết kiệm chi phí hơn so với tự sản xuất.

  • Đa dạng hóa các dịch vụ sản phẩm, tạo cơ hội bán chéo và tăng thị trường của mỗi doanh nghiệp.

Nhược điểm

Mặc dù horizontal integration có nhiều lợi ích nhưng nó vẫn không tránh khỏi chứa đựng không ít nhược điểm, điển hình như:

  • Nguy cơ dẫn đến sự phối hợp tiêu cực làm giảm giá trị tổng thể của doanh nghiệp. Nhất là khi công ty lớn có bộ máy cồng kềnh, chưa linh hoạt để quản lý. Hoặc công ty bị sáp nhập gặp vấn đề do phong cách lãnh đạo, văn hóa công ty của đôi bên khác nhau.

  • Nhiều vụ sáp nhập tạo ra “độc quyền nhóm”. Nếu một công ty có thị phần chi phối thì có tính độc quyền và khi một vụ sáp nhập làm ảnh hưởng, đe dọa đến các đối thủ khác hoặc hạn chế thị trường và lựa chọn của người tiêu dùng thì có thể doanh nghiệp thực hiện sáp nhập bị Pháp luật chú ý đến.

    Ưu nhược điểm của chiến lược hội nhập ngang
    Ưu nhược điểm của chiến lược hội nhập ngang

>> Xem thêm: Vertical integration là gì? Ưu nhược điểm và sự khác biệt với Horizontal Integration

Một số ví dụ về chiến lược hội nhập ngang

Nhắc đến chiến lược hội nhập ngang không thể không nhắc đến các phi vụ sáp nhập nổi tiếng trong kinh doanh. Nhiều thương vụ thành công nhưng cũng không ít trường hợp thất bại. Một số ví dụ nổi tiếng nhất có thể kể đến như:

  • Công ty Walt Disney mua lại 21st Century Fox

Vào tháng 3 năm 2019, Disney đã mua lại 21st Century Fox với giá 71 tỷ USD. Thương vụ này mang lại cho Disney một số tài sản như kênh truyền hình FX, National Geographic, xưởng phim 21st Century Fox và 30% cổ phần trong các dịch vụ truyền hình Hulu.

Disney mua lại 21st Century Fox
Disney mua lại 21st Century Fox
  • Facebook (Meta) mua lại Instagram vào năm 2012

Instagram thời điểm 2012 là một mối đe dọa cạnh tranh lớn đối với Facebook. Để Facebook có thể vô hiệu hóa sự cạnh tranh này, “ông lớn” mạng xã hội lúc bấy giờ đã mua lại Instagram với giá 1 tỷ USD. Vào năm 2022, Instagram chịu trách nhiệm cho 41,5% doanh thu của Facebook vì thời điểm này, quảng cáo trên Facebook đang suy giảm còn Instagram lại có xu hướng tăng dần.

Tại Việt Nam, xu hướng horizontal integration cũng nổi tiếng với nhiều cuộc mua bán, sáp nhập như:

  • Ngày 27 tháng 9 năm 2021, Thaco chính thức mua lại E-Mart của Hàn Quốc tại Việt Nam.

  • Shinhan (Hàn Quốc) mua 10% Tiki Global và gián tiếp nắm giữ vốn trong Công ty TNHH Tiki.

  • Ngân hàng UOB (Singapore) mua lại mảng bán lẻ của Citigroup Việt Nam.

  • Thương vụ M&A giữa ThaiBev và Sabeco khi Thaibev mua lại 53,59% cổ phần của Sabeco.

  • Haneul Hà Nội mua lại 70% cổ phần của khách sạn 5 sao Deawoon có vị trí đắc địa là ngã tư Kim Mã, Liễu Giai, gần Công viên Thủ Lệ.

  • Thương vụ M&A trị giá 280 triệu USD khi Công ty TNHH The Sherpa (Masan Group) mua lại 85% Phúc Long Heritage.

Nhìn chung, khái niệm horizontal integration là gì gần như không còn xa lạ với nhiều người khi làm trong lĩnh vực kinh doanh, quảng cáo. Hy vọng những đánh giá về lợi ích, ưu nhược điểm và ví dụ ở trên có thể cho bạn cái nhìn khái quát hơn về xu hướng chiến lược này.

0/5 - (0 bình chọn)

Xin chào! Tôi là Bảo Duyên, một tác giả sáng tạo nội dung chất lượng và là thành viên đội ngũ tại Gofiber. Tôi có sự đam mê và thế mạnh trong việc viết về các chủ đề như công nghệ, SEO và marketing. Với khả năng sáng tạo, tôi luôn tìm cách đưa ra các ý tưởng mới mẻ và độc đáo trong việc viết nội dung. Tôi đảm bảo rằng mỗi bài viết của mình được trình bày một cách chuyên nghiệp, thông tin và hấp dẫn. Tôi nỗ lực để mang đến cho độc giả những thông tin hữu ích và giải pháp thực tế để giúp họ tiến bộ và thành công trong lĩnh vực công nghệ, SEO và marketing. Với kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực này, tôi luôn cập nhật các xu hướng mới nhất và áp dụng những kỹ thuật tiên tiến để tối ưu hóa nội dung. Tôi hiểu rõ về cách xây dựng chiến lược marketing hiệu quả, cách tăng cường hiệu suất trang web và cách thu hút đối tượng khách hàng mục tiêu. Là một tác giả tại Gofiber, tôi cam kết mang đến nội dung chất lượng và giá trị cho độc giả. Tôi tập trung vào việc tạo ra các bài viết sáng tạo và tối ưu hóa để giúp doanh nghiệp và cá nhân nâng cao hiệu quả tiếp cận và tăng cường thương hiệu của họ trên mạng. Nếu bạn đang tìm kiếm nội dung chất lượng với các chủ đề về công nghệ, SEO và marketing, hãy đồng hành cùng tôi trên Gofiber. Tôi rất mong được gặp gỡ và làm việc cùng bạn để mang lại thành công và tăng cường sự hiện diện trực tuyến cho bạn. Cảm ơn bạn đã đọc bio giới thiệu của tôi. Nếu bạn có bất kỳ yêu cầu hoặc câu hỏi nào, xin hãy liên hệ với tôi. Tôi rất sẵn lòng hỗ trợ và cùng bạn xây dựng nội dung tuyệt vời.

Có thể bạn quan tâm

 CVE là gì? Tầm quan trọng của CVE trong việc chống lại Zero-day

 CVE là gì? Tầm quan trọng của CVE trong việc chống lại Zero-day

CVE là gì? CVE là từ viết tắt của Common Vulnerabilities and Exposures - hệ thống nhận diện va theo dõi các lỗ hổng bảo mật trong phần mềm và hệ thống máy tính. Cùng tìm hiểu chi tiết tại đây!

GPT-4o là gì? Tìm hiểu sức mạnh vượt trội của GPT-4o

GPT-4o là gì? Tìm hiểu sức mạnh vượt trội của GPT-4o

Sự ra đời của GPT 4o đã giúp người dùng tối ưu hóa lượng lớn công việc. Vậy, GPT 4o là gì? Hãy cùng Gofiber tìm hiểu qua bài viết được chia sẻ tại đây!

Tìm hiểu điểm khác biệt giữa hai giao thức IPv4 vs IPv6

Tìm hiểu điểm khác biệt giữa hai giao thức IPv4 vs IPv6

IPv6 vs IPv4 đều là những giao thức được sử dụng để quản lý và phân phối địa chỉ IP trên internet nên sẽ có những điểm giống và khác đặc trưng. Cùng Gofiber tìm hiểu chi tiết tại đây!

IPv6 là gì? Tất tần tật kiến thức về IPv6

IPv6 là gì? Tất tần tật kiến thức về IPv6

Với sự gia tăng nhanh chóng của các thiết bị kết nối internet, IPv6 đã ra đời để thay thế IPv4 trước đó. Vậy, IPv6 là gì? Làm cách nào để chuyển từ IPv4 sang IPv6? Cùng tìm hiểu câu trả lời tại đây!