Coupon là gì?
Coupon là gì? Về cơ bản, khái niệm coupon trong tiếp thị là một loại “chứng từ” giảm giá, freeship, mua 1 tặng 1 hoặc dùng thử từ người bán đến khách hàng dưới dạng vé giấy hay đoạn mã (dành cho thương mại điện tử). Coupon ở dạng phiếu cần bạn xuất trình trước nhân viên thu ngân tại quầy thanh toán. Trong khi coupon code chỉ cần bạn nhập một đoạn mã để nhận được chiết khấu.
Coupon thường đi kèm cùng các điều kiện nhất định tùy theo chính sách của người phát hành. Ví dụ như thời gian coupon hiệu lực, phạm vi hiệu lực… Coupon thường được sử dụng khi doanh nghiệp đang có các chiến dịch tiếp cận khách hàng mới hoặc giữ chân khách hàng cũ.
So sánh coupon với voucher
Không ít khách hàng nhầm lẫn giữa coupon và voucher, để giúp bạn phân biệt được hai khái niệm này, dưới đây là so sánh chi tiết nhất.
Sự giống nhau
Dù là coupon hay voucher thì chúng đều được dùng để mang lại những lợi ích cho người tiêu dùng lẫn doanh nghiệp. Về phía người mua, bạn sẽ nhận được nhiều ưu đãi, tiết kiệm tiền trong chi tiêu. Đối với nhà bán hàng, họ sẽ tăng doanh số, thu hút nhiều khách hàng hơn.
Coupon khác với voucher như thế nào?
Coupon |
Voucher |
|
|
Những lưu ý khi doanh nghiệp sử dụng coupon trong tiếp thị
Đối với doanh nghiệp khi thực hiện các chiến dịch quảng bá có sử dụng coupon, hãy lưu ý đến những vấn đề sau:
-
Cách sử dụng: nếu coupon là phiếu giấy, hãy đảm bảo người dùng mang đến tận cửa hàng. Nếu coupon là mã code, hãy đảm bảo khách hàng điền đúng mã và đúng khung chứa mã khi mua hàng online.
-
Nội dung giảm giá: theo nhiều nghiên cứu, mã giảm giá là % sẽ có hiệu lực lớn hơn vì đôi khi người dùng thấy các con số giảm giá thực sẽ có cảm giác giá không được giảm sâu.
-
Xác định loại coupon rõ ràng: nhiều loại coupon như coupon giảm giá, mua 1 tặng 1, dùng thử… có thể khiến nhiều người dùng nhầm lẫn, vì thế hãy ghi rõ ràng về nội dung coupon.
-
Xác định địa điểm thực hiện coupon: coupon chỉ có hiệu quả khi khách hàng đến đúng nơi áp dụng. Vì thế, việc coupon cần tối ưu hóa trải nghiệm người dùng bằng cách ghi rõ địa điểm áp dụng.
-
Đảm bảo đúng đối tượng và đúng thời gian hiệu lực coupon: hãy thử tưởng tượng một coupon có thời hạn dùng vô hạn và có thể lặp lại cho nhiều mặt hàng khác nhau. Chắc chắn chiếc coupon đó sẽ lấy đi nhiều lợi nhuận của doanh nghiệp đấy. Vì thế, hãy luôn đảm bảo coupon đến đúng đối tượng và có thời gian hiệu lực nhất định.
Một số câu hỏi về coupon
Dưới đây là một số câu hỏi xoay quanh coupon là gì được Gofiber tổng hợp và trả lời cho bạn:
#1. Làm cách nào để sử dụng coupon code?
Mã code coupon online có thể khiến một số người dùng bối rối, tuy nhiên cách dùng của nó khá dễ dàng. Đầu tiên, để thêm coupon code, bạn cần tìm kiếm nó trên các phiếu coupon khi mua hàng trước đó (nếu có) hoặc săn mã trên các sàn thương mại điện tử. Một số mã coupon được “tung” ra thông qua các KOL, KOC trên mạng xã hội.
Nếu muốn sử dụng mã, bạn chỉ cần sao chép đoạn code và dán nó vào khung dành cho mã coupon (hầu hết các sàn thương mại đều có nơi để điền mã giảm giá). Hầu như các khung điền mã đều nằm trên giỏ hàng nên rất dễ thấy. Sau khi nhập mã xong, số tiền được giảm sẽ hiển thị, bạn chỉ cần nhấn vào “mua ngay” là được.
#2. Tôi có thể dùng lại phiếu coupon cũ không?
Một mã coupon chỉ có tác dụng trong thời gian nhất định và chỉ được dùng một lần duy nhất. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp có thể có quy định hỗ trợ người dùng được dùng lại coupon cũ với số lần tối đa. Vì thế, hãy hỏi người bán hàng nếu bạn muốn xác nhận vấn đề này nhé!
#3. Có thể kết hợp nhiều coupon cùng lúc để tiết kiệm nhiều tiền hơn không?
Tùy theo loại coupon mà người dùng có được phép kết hợp cùng nhau để tiết kiệm thêm tiền hay không. Đối với các coupon code mua hàng online, hầu hết là coupon dùng đơn nên bạn chỉ được dùng một mã duy nhất. Tuy nhiên, một số coupon offline được phép dùng kết hợp.
Bất kỳ ai từng mua hàng cũng ít nhất một lần nhận được coupon. Vì thế, việc tìm hiểu coupon là gì và cách dùng như thế nào sẽ giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều tiền khi mua sắm đấy!
>> Xem thêm: Khung mô hình kinh doanh là gì? 9 yếu tố tạo nên khung mô hình kinh doanh