Failover là gì? Sự khác biệt giữa Failover và Back-Up?

Thứ Tư, 7/19/2023, 10:48:51 AM
Failover là giải pháp dự phòng khi máy chủ gặp sự cố. Khi đó, những hoạt động trên máy chủ sẽ được chuyển sang một server khác để tiếp tục quá trình vận hành.

Failover là giải pháp dự phòng cho những trường hợp máy chủ không thể tiếp tục vận hành. Nhờ đó, các hoạt động của hệ thống sẽ không bị gián đoạn mà vẫn có thời gian để khắc phục sự cố. Qua những thông tin dưới đây, Gofiber sẽ giúp bạn hiểu thêm về Failover cũng như những tính năng và lợi ích mà chế độ này mang lại.

Tìm hiểu về Failover 

Nhiều người có thể nhầm lẫn giữa Failover và Failover hosting. Mặc dù có cùng một mục đích sử dụng nhưng cả hai lại mang bản chất khác nhau. Dưới đây là giải nghĩa cụ thể cho hai khái niệm này:

Failover là gì?

Failover là chế độ dự phòng của một hệ thống máy chủ. Theo đó, những hoạt động trên một máy chủ này có thể chuyển sang cho một máy chủ khác trong trường hợp máy chủ (server) thứ nhất gặp vấn đề.

Failover là chế độ dự phòng của một hệ thống máy chủ
Failover là chế độ dự phòng của một hệ thống máy chủ

Ví dụ: Facebook cài đặt chế độ Failover cho hai máy chủ A, B và dùng A làm server chính. Khi không có vấn đề gì xảy ra, mọi thông tin, dữ liệu sẽ được sử dụng và vận hành trên server A. Nhưng nếu máy chủ A bị virus tấn công, bị hư hỏng hoặc cần bảo trì thì server B sẽ tự động tiếp quản các công việc của server A. Mọi thông tin, dữ liệu vẫn sẽ được lưu trữ và hệ thống sẽ hoạt động bình thường.

Thông thường, server B sẽ được cài đặt riêng ở một cơ sở hạ tầng tách biệt khỏi server A. Cách bố trí này sẽ giúp tránh trường hợp toàn bộ cơ sở hạ tầng bị hỏng khiến cả hai máy chủ không hoạt động được.

Failover hosting là gì?

Failover hosting là loại hosting vận hành theo nguyên lý của chế độ Failover. Với loại hosting này, tất cả những thông tin web sẽ được lưu trữ trên nhiều máy chủ. Nếu một máy chủ có vấn đề, một máy chủ khác sẽ ngay lập tức tiếp quản các công việc và dữ liệu của web, tránh trường hợp web bị downtime.

Lợi ích khi sử dụng Failover

Về lý thuyết, Failover sẽ giúp trang web, hệ thống mạng của doanh nghiệp được duy trì ổn định. Tuy nhiên, chế độ này lại mang đến nhiều lợi ích hơn cho doanh nghiệp trong thực tế. Những lợi ích đó là:

  • Giúp web duy trì hoạt động liên tục.

  • Hạn chế khả năng mất khách hàng.

  • Tăng độ tin cậy cho trang web và doanh nghiệp.

  • Nâng cao trải nghiệm người dùng, tăng khả năng thu hút khách hàng.

  • Bảo vệ website khỏi các sự cố và các đợt tấn công mạng.

Các loại Failover hosting phổ biến

Hiện nay có hai loại Failover hosting được áp dụng là Failover phần cứng và Failover đám mây. Đặc điểm của hai hosting này là:

  • Failover phần cứng(Hardware Failover): Loại hosting này cần phải có nhiều hệ thống thiết bị máy chủ để lưu trữ website. Khi một server gặp vấn đề, hệ thống sẽ chuyển sang server ở thiết bị phần cứng khác để web tiếp tục hoạt động.

  • Failover đám mây(Cloud Failover): Loại hosting này cần nhiều đám mây để lưu trữ dữ liệu web. Khi một đám mây gặp sự cố, hệ thống sẽ tự động chuyển sang đám mây khác và vận hành web như bình thường.

Cloud Failover
Khi một đám mây gặp sự cố, hệ thống sẽ tự động chuyển sang đám mây khác và vận hành web như bình thường

Sự khác biệt giữa Failover và Back-Up?

Back-up thường được nhiều người nhắc đến khi muốn tìm một giải pháp để khôi phục hệ thống. Về bản chất, Back-up chỉ là một bản sao toàn bộ dữ liệu và cần phải có người thao tác để phục hồi server. Còn Failover là giải pháp tự xử lý khi hệ thống gặp lỗi, lúc server có vấn đề, một máy chủ khác sẽ tự động tiếp nhận toàn bộ công việc, giúp cho mọi hoạt động được tiếp tục như không có gì xảy ra.

Sự khác biệt giữa Failover và Back-Up?
Sự khác biệt giữa Failover và Back-Up?

Vì sao Failover lại cần thiết và quan trọng đối với doanh nghiệp?

Khi có Failover, quá trình vận hành liên tục của trang web sẽ luôn được đảm bảo. Nhờ đó, khách hàng có thể truy cập vào web bất cứ lúc nào mà không bị gián đoạn. Đây là yếu tố quan trọng đối với các doanh nghiệp trong việc giữ chân khách hàng, đặc biệt là những doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến.

Ngoài ra, Failover cũng giúp website tránh được những mối nguy hiểm từ bên ngoại. Những cuộc tấn công mạng và các vấn đề hệ thống cũng là nguyên nhân có thể khiến website bị tạm ngưng hoạt động. Với Failover hosting, ngay khi có sự cố, các dữ liệu và hoạt động sẽ được chuyển sang server khác  Nhờ vậy, hệ thống web của doanh nghiệp sẽ luôn được an toàn và hoạt động trơn tru.

Nguyên lý triển khai Failover và cân bằng tải

Failover và cân bằng tải là hai khái niệm thường đi cùng với nhau nhưng mục đích và cách triển khai của hai chế độ này là khác nhau. Dưới đây là chức năng cũng như nguyên lý triển khai của hai chế độ này:

Triển khai Fail-over

Với Failover, người quản lý phải thiết lập và sao chép dữ liệu lên nhiều máy chủ. Việc sao chép này sẽ gồm sao chép cơ sở dữ liệu (thực hiện bằng MySQL) và sao chép các thư mục (thực hiện bằng rsync cron).

Cách kích hoạt Failover là thay đổi địa chỉ IP mà tên miền website trỏ đến. Sau khi cập nhật máy chủ DNS, IP sẽ mất vài phút để thay đổi. Trong trường hợp một máy client đang ghi lại một IP, thời gian thay đổi sẽ lâu hơn.

Triển khai cân bằng tải

Cân bằng tải là phân chia lưu lượng truy cập cho nhiều server trong một hệ thống. Việc phân chia này sẽ giúp tránh trường hợp một máy chủ bị quá tải và ngưng hoạt động. Nếu một trong các server gặp sự cố, phần công việc của máy đó sẽ được chia cho những máy chủ còn lại, giúp tránh việc giảm hiệu suất hoặc downtime.

Ngoài ra, cân bằng tải còn được áp dụng cho nhu cầu mở rộng quy mô hệ thống mạng. Khi thêm một server mới, lượng công việc ở các server đã có sẵn sẽ được phân chia qua server mới. Quá trình phân chia sẽ không gây gián đoạn đến việc truy cập và vận hành mà còn giúp cho hệ thống hoạt động tốt, trơn tru và cải thiện hiệu suất đáng kể.

 Có nhiều cách để triển khai cân bằng tải như:

  • Tách biệt dịch vụ của các server.

  • Dùng nhiều front end server, thiết lập nhiều IP cho một domain.

  • Dùng IP ảo để tiếp nhận yêu cầu từ các máy khách, sau đó, IP ảo sẽ chuyển các yêu cầu này đến máy chủ thực.

  • Sử dụng các bộ cân bằng tải.

Các cách triển khai cân bằng tải Failover
Các cách triển khai cân bằng tải

Trên đây là những thông tin về khái niệm Failover. Đây có thể xem là một giải pháp tối ưu giúp bảo vệ và duy trì hoạt động của các trang web. Bất cứ doanh nghiệp nào cũng nên ứng dụng công nghệ này vào quy trình vận hành hệ thống website của mình. Nếu muốn tìm hiểu những kiến thức khác liên quan đến quản trị mạng và website, bạn hãy tiếp tục theo dõi những bài viết sau nhé.

0/5 - (0 bình chọn)

Xin chào! Tôi là Lê Hữu Ngân, tôi đã có nhiều năm làm việc trong lĩnh vực công nghệ. Tôi dành phần lớn thời gian vào công việc SEO và content, đảm bảo rằng mọi chiến dịch của tôi đáp ứng được mục tiêu và mang lại kết quả tốt nhất. Tôi luôn đề cao sự chính xác, sự sáng tạo và sự tận tụy trong công việc. Nếu bạn đang tìm kiếm một chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ, SEO và content, hãy cùng chúng tôi làm việc. Gofiber chúng tôi sẽ áp dụng kinh nghiệm và kiến thức của mình để mang lại giải pháp tối ưu cho công việc của bạn.

Có thể bạn quan tâm

 CVE là gì? Tầm quan trọng của CVE trong việc chống lại Zero-day

 CVE là gì? Tầm quan trọng của CVE trong việc chống lại Zero-day

CVE là gì? CVE là từ viết tắt của Common Vulnerabilities and Exposures - hệ thống nhận diện va theo dõi các lỗ hổng bảo mật trong phần mềm và hệ thống máy tính. Cùng tìm hiểu chi tiết tại đây!

GPT-4o là gì? Tìm hiểu sức mạnh vượt trội của GPT-4o

GPT-4o là gì? Tìm hiểu sức mạnh vượt trội của GPT-4o

Sự ra đời của GPT 4o đã giúp người dùng tối ưu hóa lượng lớn công việc. Vậy, GPT 4o là gì? Hãy cùng Gofiber tìm hiểu qua bài viết được chia sẻ tại đây!

Tìm hiểu điểm khác biệt giữa hai giao thức IPv4 vs IPv6

Tìm hiểu điểm khác biệt giữa hai giao thức IPv4 vs IPv6

IPv6 vs IPv4 đều là những giao thức được sử dụng để quản lý và phân phối địa chỉ IP trên internet nên sẽ có những điểm giống và khác đặc trưng. Cùng Gofiber tìm hiểu chi tiết tại đây!

IPv6 là gì? Tất tần tật kiến thức về IPv6

IPv6 là gì? Tất tần tật kiến thức về IPv6

Với sự gia tăng nhanh chóng của các thiết bị kết nối internet, IPv6 đã ra đời để thay thế IPv4 trước đó. Vậy, IPv6 là gì? Làm cách nào để chuyển từ IPv4 sang IPv6? Cùng tìm hiểu câu trả lời tại đây!