Giới thiệu về Index
Câu hỏi index là gì trong SEO website luôn khiến khác SEOer mới vào nghề gặp không ít khó khăn khi tìm hiểu. Thuật ngữ index rất quen thuộc và cực kỳ quan trọng đối với người làm SEO website.
Index là gì?
Khi có một ai đó tìm kiếm bất kỳ thông tin nào trên website, thì cơ sở dữ liệu sẽ truy cập vào và trả kết quả cho người dùng là những dữ liệu của website được công cụ tìm kiếm lập chỉ mục. Việc này nhằm xác thực sự tồn tại của thông tin trên website. Cụ thể, khi dữ liệu web được công cụ tìm kiếm index thì người dùng mới có thể nhìn thấy được bài viết đó.
Bạn có thể hiểu cơ bản rằng, index là quá trình những Googlebot (con bọ) - bộ máy tìm kiếm của Google thực hiện việc quét và đánh giá website của bạn dựa vào những nội dung mà bạn xây dựng và người dùng tìm kiếm.
Tuy nhiên, không phải bài viết nào của website cũng được cập nhật ngay để hiện đến người dùng. Đôi khi sẽ phải mất nhiều thời gian để dữ liệu của website được index thành công. Trường hợp như bạn không dùng các công cụ hỗ trợ index thì nội dung đó có thể đến người xem chậm hơn, gây bất lợi trong việc tăng traffic cho website.
Google index là gì?
Google index là tập hợp một lượng lớn cơ sở dữ liệu lớn được sắp xếp thành các chỉ mục trên hệ thống máy chủ của Google. Google sẽ phân loại, sắp xếp dữ liệu website mà các Googlebot thu được (Crawl). Dựa vào đó, thứ hạng của website sẽ phù hợp với kết quả tìm kiếm của người dùng.
Có một lưu ý nhỏ ở đây, quá trình Crawl và Index hoàn toàn khác nhau. Với Crawl, đây là quá trình Googlebot tìm và thu thập dữ liệu trên máy chủ Google. Còn index là khả năng sắp xếp, lưu trữ thông tin sau khi đã được tìm thấy. Khi lập chỉ mục, website sẽ được đánh dấu theo từng truy vấn và hiển thị trên SERP khi có ai đó tìm kiếm.
Tầm quan trọng của index trong SEO
Có bao giờ bạn thắc mắc tầm quan trọng của index là gì chưa? Khi làm SEO website, có một sự thật rằng index cực kỳ cần thiết và gần như quyết định đến kết quả SEO. Website của bạn sẽ không thể nằm top bảng xếp hạng cho đến khi nó được Googlebot thu thập thông tin chỉ mục tìm kiếm. Tất nhiên, nếu thiếu đi index thì website không thể xuất hiện trên thanh tìm kiếm. Bạn sẽ bỏ lỡ rất nhiều khách hàng tiềm năng.
Khi tốc độ index nhanh, độ uy tín của website sẽ được khẳng định tốt hơn. Việc index cũng cho phép các công cụ tìm kiếm các trang (trừ những trang được thiết lập chặn bot) và mang lại lượng truy cập cho website.
Nhìn chung, nhờ có index, website của bạn sẽ "uy tín" trong mắt người xem. Bài viết của bạn nằm trong top tìm kiếm. Kết quả là bạn có cơ hội tăng traffic website và tạo thêm nhiều khách hàng mới.
>> Xem thêm: Traffic website và các cách tăng traffic website hiệu quả nhất hiện nay
Vì sao khi Build Link thì cần phải index?
Trước hết, Backlink là các liên kết được gắn vào website khác như những diễn đàn, blog, website vệ tinh dẫn về website chính. Nhờ có backlink, thứ hạng tìm kiếm của website sẽ nằm trong top cao trong thứ hạng tìm kiếm của Google. Chính vì thế, một website có chiến lược xây dựng backlink hợp lý bao nhiêu thì cơ hội để website đó đứng top rất cao.
Khi SEOer đi backlink thì hãy luôn nhớ "tất cả đều phải được index". Việc index backlink sẽ giúp quá trình Googlebot quét và lập chỉ mục dữ liệu url đó (nội dung, hình ảnh, link out...). Vì thế, nếu link build chưa lập chỉ mục thì backlink mà bạn đặt sẽ không có tác dụng và việc tạo backlink đó coi như không còn hiệu quả.
Cách ép index bài viết nhanh chóng và hiệu quả
Việc index bài viết rất quan trọng đối với SEOer và tính hiệu quả của website. Vậy làm cách nào để ép index bài viết nhanh và hiệu quả? Dưới đây, Gofiber sẽ gợi ý cho bạn 7 cách ép index bài viết đang phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay.
Khai báo trên Google Search Console (Google WebmasterTool cũ)
Việc khai báo với Google (Submit URL Google) sẽ giúp đẩy nhanh việc index cho bài viết của website. Để thực hiện, bạn làm các bước như sau:
- Bước 1: truy cập vào địa chỉ https://search.google.com/search-console
- Bước 2: Click chọn URL Inspection (kiểm tra URL) ở menu bên trái và dán link cần submit vào rồi bấm Enter.
- Bước 3: Chờ Google kiểm tra URL xong, tiếp tục bấm vào Request Indexing (Yêu cầu lập chỉ mục) để hoàn tất.
Mặc dù đây là công cụ của Google và được hỗ trợ chính thức, nhưng chúng ta không nên lạm dụng submit quá nhiều lần. Thay vào đó, nên kết hợp với việc share link trên các trang mạng xã hội, hoặc chia sẻ các bài viết trên các forum, diễn đàn có chủ đề liên quan.
>> Xem thêm: Google webmaster tools - Hướng dẫn cách cài đặt và sử dụng
Thêm các liên kết nội bộ trong bài viết
Thông thường, Google hiểu nội dung của bài viết bằng cách thu thập dữ liệu trực tiếp từ trang web. Nếu bạn không thêm các liên kết nội bộ đến trang đang đề cập thì Googlebot có thể không tìm thấy thông tin cần thiết.
Do đó, có một giải pháp dễ dàng cho việc index bài viết là bạn thêm một số liên kết nội bộ vào trang. Tuy nhiên, nếu bạn muốn Google lập chỉ mục trang càng nhanh càng tốt thì nên thêm liên kết trong những trang có traffic cao hơn.
Để thêm liên kết nội bộ, trước tiên bạn hãy truy cập Ahrefs và Site Explorer. Sau đó, hãy nhập tên miền của bạn và truy cập phần Báo cáo liên kết tối nhất. Việc làm này giúp hiển thị các trang trên website của bạn và được sắp xếp theo Xếp hạng URL (UR). Hãy đọc lướt danh sách này và tìm các trang có liên quan để thêm vào các liên kết nội bộ. Google sẽ thấy nó và đi theo liên kết để thu thập lại trang.
Index bài viết bằng Ping sitemap
Quá trình index bài viết khi dùng Ping sitemap là cách giúp Google tiếp cận việc index bài viết nhanh hơn. Để thực hiện, bạn chỉ cần làm các bước như sau:
- Bước 1: đưa URL bài viết mà bạn muốn index với Google và sitemap.xml.
- Bước 2: copy URL từ file sitemap.
- Bước 3: gõ địa chỉ của bạn trên trình duyệt.
- Bước 4: soạn danh sách các URL bài viết mà bạn cần khai báo với Google.
- Bước 5: truy cập vào http://pingfarm.com/
- Bước 6: copy toàn bộ URL bài viết và bắt đầu Ping.
Dùng các trang Ping
Bạn cũng có thể Ping trực tiếp URL bài viết trên các trang hỗ trợ index như:
- Twingly.com
- Ping.in
- Totalping.com
- Pingomatic.com
- Feedshark.brainbliss.com
- Pingoat.net
- GooglePing.com
- Pingler.com
- Mypagerank.net
- PingMyUrl.com
Đặt đường link trên các website có lượt truy cập cao
Một cách ép index hiệu quả khác mà bạn nhất định phải thử đó là đặt liên kết trang web của bạn ở những nơi có lượng tương tác cao và thường xuyên thấy nhất. Người dùng sẽ thông qua những nơi có lượng tương tác cao đó vào website của bạn, từ đó uy tín website tăng lên. Bạn cũng có thể coi đây như một hình thức "cộng sinh" khi cả 2 cùng có lợi.
Trang web A có tương tác cao, người dùng ghé thường xuyên thì độ tin tưởng và trang web đó cũng cao. Những liên kết "kèm theo" cũng được Google quan tâm nhiều hơn.
Tuy nhiên, khi đặt đường link trên các website có truy cập cao thì hãy chú đến đến nội dung của 2 bên có liên quan với nhau không. Nếu bạn dẫn liên kết đến trang không liên quan thì lượt tương tác có thể xấu hơn với mong đợi đó.
Đăng ký URL bài viết lên Freewebsubmission
Nhiều SEOer xem Freewebsubmission như một "cỗ máy tìm kiếm index hiệu quả". Vậy bạn đã thử qua chưa? Để index bằng Freewebsubmission, bạn chỉ cần tiến hành các bước như sau:
- Bước 1: truy cập vào trang web http://www.freewebsubmission.com/
- Bước 2: ở mục Free Web Submission thì điền vào các trường như:
- Website URL: điền thông tin về URL của bài viết ở đây.
- Name: điền tên quản trị viên.
- Email address: điền địa chỉ.
- I have read and agree to the terms: người dùng tích chọn "Yes".
- Bước 3: chọn vào Submit Your Site để khai báo với Freewebsubmission.
Tạo nút share social
Thông qua việc share link bài viết lên mạng xã hội thì độ phủ của trust website sẽ tăng đáng kể. Cách này cũng giúp các Googlebot chú ý nhiều hơn đến website. Nguyên nhân là do bạn đi đến web gì thì Googlebot cũng thấy bạn. Kể cả bạn lướt Facebook, Tiktok hay Pinterest. Bên cạnh đó, hãy nhớ tạo nút share bài viết trên mạng xã hội nữa nhé!
Hiểu biết về index là gì sẽ giúp các SEOer phát triển website hiệu quả hơn. Gofiber hy vọng những kiến thức ở trên đây sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức cần thiết để cho việc quản lý website. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi nếu bạn đang có nhu cầu về dịch vụ Hosting, máy chủ vật lý hay máy chủ ảo, đội ngũ nhân viên sẽ luôn sẵn sàng hỗ trợ giải đáp mọi thắc mắc của bạn 24/24.