Khủng hoảng truyền thông và cách xử lý khủng hoảng hiệu quả

Thứ Tư, 3/29/2023, 9:21:50 AM
Nếu gặp trường hợp này thì làm thế nào để xử lý khủng hoảng truyền thông an toàn, hiệu quả và không ảnh hưởng đến uy tín của công ty? 
Những điều cần biết về khủng hoảng truyền thông trong quá trình phát triển thương hiệu.
Những điều cần biết về khủng hoảng truyền thông trong quá trình phát triển thương hiệu.

Phương tiện truyền thông mang lại cho doanh nghiệp những lợi thế nhất định nhưng cũng dễ khiến doanh nghiệp rơi vào khủng hoảng truyền thông. Cùng Gofiber tìm hiểu cách xử lý khủng hoảng truyền thông trong bài viết dưới đây. 

Gofiber là công ty công nghệ cung cấp dịch vụ máy chủ VPS hàng đầu tại Việt Nam. Giải pháp máy chủ điện toán đám mây (cloud server/cloud VPS) của Gofiber được xây dựng trên nền tảng công nghệ ảo hóa tiên tiến KVM cùng hệ thống hạ tầng mạnh mẽ, Nhiều Data Center, Hỗ trợ đa dạng hệ điều hành, VPS KVM tối ưu hóa cho hiệu năng cao, Miễn phí DirectAdmin chính hãng, VPS SSD - ổ cứng SSD Enterprise hiệu năng đọc ghi cao.

Khủng hoảng truyền thông là gì?

Khủng hoảng truyền thông là một tình huống bất thường không lường trước được, gây ra những hậu quả tiêu cực và làm ảnh hưởng đến sự uy tín, danh tiếng doanh nghiệp.

Do đó, việc quản lý khủng hoảng truyền thông là công việc quan trọng nhất của nhân viên quan hệ công chúng. Tình trạng này có thể để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng nên đòi hỏi quá trình xử lý phải nhanh chóng và hiệu quả. 

Để giải quyết khủng hoảng, chuyên gia quan hệ công chúng phải có kỹ năng lẫn kỹ thuật sâu rộng trong vấn đề xử lý sự cố truyền thông.

Khủng hoảng truyền thông là gì?
Khủng hoảng truyền thông là gì?

Những loại khủng hoảng truyền thông

Xung đột về lợi ích 

Đây là loại khủng hoảng thường xảy ra khi các nhóm hoặc cá nhân có mâu thuẫn với doanh nghiệp và tìm cách để đem về lợi ích cho mình. Hoạt động chủ yếu của xung đột lợi ích là tẩy chay sản phẩm/dịch vụ.

Khủng hoảng vì “một con sâu làm rầu nồi canh”

Khủng hoảng xảy ra khi một cá nhân hoặc nhân viên công ty vi phạm pháp luật hoặc có hành động không đúng, khiến cộng đồng mạng mất lòng tin đối với tổ chức.

Cạnh tranh không công bằng

Với sự phát triển của thị trường, cạnh tranh giữa các thương hiệu là điều không thể tránh khỏi. Điều này dẫn đến những hành động tiêu cực từ đối thủ nhằm phá hoại uy tín, danh tiếng của sản phẩm và thương hiệu của công ty kia. Hành động cụ thể của tình trạng này là bắt nạt trên mạng.

Khủng hoảng tự sinh

Các cuộc khủng hoảng truyền thông này xảy ra khi khách hàng hoặc công chúng có các bất đồng về sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp, khả năng là do thương hiệu đã mắc phải sai sót trong quảng bá sản phẩm hoặc các hoạt động truyền thông. Với sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội, đây là loại khủng hoảng phố biến nhất hiện nay.

Khủng hoảng liên đới

Doanh nghiệp bị khủng hoảng liên đới khi đối tác của họ gây ra những vấn đề xấu. Từ đó xuất hiện những thông tin sai lệch để phỉ báng danh tiếng và đánh giá doanh nghiệp có hành động sai trái như đối tác của họ.

Khủng hoảng chồng khủng hoảng

Tình trạng khủng hoảng sẽ càng trở nên phức tạp hơn nếu công ty không xử lý khéo léo. Nếu có sai sót trong quá trình này, thái độ của khách hàng và cộng đồng đối với doanh nghiệp sẽ trở nên vô cùng khắc nghiệt. Để tránh khủng hoảng chồng khủng hoảng, doanh nghiệp cần có thái độ thành khẩn và chuyên nghiệp trong xử lý.

những loại khủng hoảng truyền thông
Các loại khủng hoảng truyền thông.

Dấu hiệu nhận biết khủng hoảng truyền thông sớm

Internet đem đến nhiều lợi thế cho doanh nghiệp trong kinh doanh nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ gây ra khủng hoảng truyền thông. Vì vậy, việc nhận biết và xử lý khủng hoảng đúng cách là rất quan trọng. Thường khủng hoảng truyền thông xảy ra khi có xung đột, mâu thuẫn hoặc bị lộ thông tin không đúng gây ảnh hưởng đến uy tín công ty. 

Để phát hiện và xử lý kịp thời, doanh nghiệp cần có đội ngũ nhân viên giỏi về xử lý khủng hoảng. Theo đó, họ sẽ giúp kiểm soát thông tin tiêu cực về doanh nghiệp trên nền tảng trực tuyến khi khủng hoảng xảy ra.

Cách xử lý khủng hoảng truyền thông hiệu quả

Sau khi tìm hiểu những loại khủng hoảng cũng như dấu hiệu nhận biết khủng hoảng sớm, chúng ta cùng đến với những cách xử lý khủng hoảng truyền thông an toàn, hiệu quả:

Tìm hiểu nguyên nhân khủng hoảng

Mỗi cuộc khủng hoảng đều có nguyên nhân cụ thể, do đó trước khi tiến hành giải quyết, doanh nghiệp cần phải tìm hiểu nguyên nhân gốc rễ của vấn đề. Khi xuất hiện các dấu hiệu của khủng hoảng truyền thông, doanh nghiệp cần phải nhanh chóng nghiên cứu và xem xét nguồn gốc của nó.

Để xác định nguyên nhân chính xác, chúng ta cần trả lời một số câu hỏi, chẳng hạn như vấn đề xuất phát từ đâu, liệu có phải do sản phẩm có vấn đề, khách hàng không hài lòng hay đối thủ cạnh tranh chơi xấu. 

Cần phải đánh giá tác động của vấn đề này đến quá trình xây dựng thương hiệu, xem xét tác động của khủng hoảng đến ban lãnh đạo của doanh nghiệp và đánh giá mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng mà doanh nghiệp đang đối mặt.

Trung thực với truyền thông

Một trong những sai lầm lớn nhất mà nhiều doanh nghiệp mắc phải khi xử lý khủng hoảng truyền thông là mập mờ, không chia sẻ đầy đủ thông tin với công chúng và truyền thông. Thái độ này sẽ khiến cho khủng hoảng trở nên nghiêm trọng hơn, làm hủy hoại hình ảnh thương hiệu trong mắt công chúng mà doanh nghiệp đã dày công xây dựng.

Để khôi phục lòng tin của khách hàng khi gặp khủng hoảng thì cách tốt nhất là nhận lỗi, trình bày rõ ràng những vấn đề mà doanh nghiệp đang đối mặt và giải pháp đang thực hiện với truyền thông. Việc né tránh truyền thông sẽ làm tăng sự căng thẳng của công chúng đối với thương hiệu. Do đó, doanh nghiệp nên quyết đoán và trung thực để tạo niềm tin cho khách hàng.

Trung thực tác động trực tiếp đến mức độ hiệu quả trong cách xử lý khủng hoảng truyền thông.
Trung thực tác động trực tiếp đến mức độ hiệu quả trong cách xử lý khủng hoảng truyền thông.

Phát hành thông cáo báo chí

Trong trường hợp doanh nghiệp đối mặt với khủng hoảng, đây sẽ là cơ hội cho các phương tiện truyền thông thu hút sự chú ý của công chúng. Vì vậy, trong tình huống này, doanh nghiệp nên lựa chọn cách tiếp cận chủ động để giải quyết vấn đề, thông qua việc phát hành thông cáo báo chí.

Điều này sẽ giúp các vấn đề tiêu cực giảm thiểu khả năng bị phát tán và lan truyền rộng rãi. Ngoài ra, doanh nghiệp cần tiến hành tổ chức buổi họp báo để trả lời các câu hỏi về sự cố đang xảy ra. Để họp báo suôn sẻ, ta cần phải cẩn trọng khi phát ngôn bởi vì chúng có thể làm tình hình nghiêm trọng hơn.

Ghi nhận và phản hồi mọi đánh giá của khách hàng một cách nhanh chóng

Khủng hoảng trầm trọng hơn khi khách hàng đang sử dụng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp có những quan điểm, đánh giá tiêu cực trên mạng xã hội. Lúc này, doanh nghiệp cần phải chú ý đến mọi phản hồi của khách hàng và đưa ra những câu trả lời thích hợp để giải quyết vấn đề. 

Nhằm giữ lòng tin của khách hàng và đối phó với khủng hoảng, doanh nghiệp cần giải đáp một cách nhanh chóng. Nếu doanh nghiệp lơ là hoặc không đưa ra lời giải thích thỏa đáng, nó có thể làm tổn hại đến hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp.

Nhanh chóng phản hồi các thắc mắc của khách hàng là thể hiện sự chuyên nghiệp trong quá trình xử lý khủng hoảng.
Nhanh chóng phản hồi các thắc mắc của khách hàng là thể hiện sự chuyên nghiệp trong quá trình xử lý khủng hoảng.

>>>Xem thêm: Top kỹ năng Marketing cần có để trở thành Marketer chuyên nghiệp

Tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi muốn truyền thông trên mạng xã hội, website

Nếu muốn đầu tư xử lý khủng hoảng bằng mạng xã hội và website, bạn có thể tham khảo các dịch vụ thiết kế và quản lý website chuyên nghiệp. Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia để giải quyết các vấn đề liên quan. Theo đó, các chuyên gia sẽ cung cấp giải pháp tối ưu để quản lý rủi ro trong việc truyền thông của công ty trên internet.

Qua bài viết trên có thể thấy, để xử lý khủng hoảng triệt để và không ảnh hưởng đến hình ảnh doanh nghiệp, tổ chức chúng ta cần tìm hiểu nguyên nhân khủng hoảng, trung thực với truyền thông, nhanh chóng phản hồi các thắc mắc của công chúng cũng như đưa ra giải pháp xử lý cụ thể. 

Xây dựng lòng tin đối với khách hàng không dễ nên đừng để những sai sót trong cách xử lý khủng hoảng truyền thông khiến doanh nghiệp bị tẩy chay. 

Thường xuyên vào mục Marketing của Gofiber để cập nhật các kiến thức hữu ích bạn nhé!

0/5 - (0 bình chọn)

Xin chào! Tôi là Linh Dang, một người yêu màu hồng và thích mang đến sự vui tươi, yêu đời trong mọi hoạt động của mình. Tôi là một chuyên viên SEO đầy nhiệt huyết tại Gofiber. Với niềm đam mê về màu hồng và sự vui tươi, tôi luôn tạo ra môi trường làm việc tích cực và đầy cảm hứng. Tôi tin rằng việc yêu đời và mang tính vui vẻ vào công việc sẽ tạo nên những thành công đáng nhớ. Phương châm của tôi là sự chân thật. Tôi tin rằng việc truyền tải thông điệp và nội dung chân thật là chìa khóa để kết nối và gây ấn tượng với khách hàng. Tôi luôn cố gắng thể hiện sự chân thật trong mọi việc làm và tạo ra nội dung gần gũi và thân thiện. Với tư duy sáng tạo và khả năng tìm kiếm niềm vui trong công việc, tôi là một chuyên viên SEO đầy nhiệt huyết. Tôi sẵn lòng hỗ trợ và chia sẻ kiến thức để giúp bạn đạt được thành công trong việc xây dựng và phát triển chiến lược SEO. Nếu bạn đang tìm kiếm sự tư vấn và hỗ trợ về SEO, hãy đồng hành cùng tôi. Tôi sẽ mang đến sự vui tươi và nhiệt huyết trong công việc, cùng với sự chân thật và sự tận tụy. Cảm ơn bạn đã đọc bio giới thiệu của tôi. Hãy liên hệ với tôi nếu bạn cần sự hỗ trợ và tư vấn trong lĩnh vực SEO. Tôi mong muốn được gặp gỡ và làm việc cùng bạn để tạo nên những kết quả tốt nhất.

Có thể bạn quan tâm

 CVE là gì? Tầm quan trọng của CVE trong việc chống lại Zero-day

 CVE là gì? Tầm quan trọng của CVE trong việc chống lại Zero-day

CVE là gì? CVE là từ viết tắt của Common Vulnerabilities and Exposures - hệ thống nhận diện va theo dõi các lỗ hổng bảo mật trong phần mềm và hệ thống máy tính. Cùng tìm hiểu chi tiết tại đây!

GPT-4o là gì? Tìm hiểu sức mạnh vượt trội của GPT-4o

GPT-4o là gì? Tìm hiểu sức mạnh vượt trội của GPT-4o

Sự ra đời của GPT 4o đã giúp người dùng tối ưu hóa lượng lớn công việc. Vậy, GPT 4o là gì? Hãy cùng Gofiber tìm hiểu qua bài viết được chia sẻ tại đây!

Tìm hiểu điểm khác biệt giữa hai giao thức IPv4 vs IPv6

Tìm hiểu điểm khác biệt giữa hai giao thức IPv4 vs IPv6

IPv6 vs IPv4 đều là những giao thức được sử dụng để quản lý và phân phối địa chỉ IP trên internet nên sẽ có những điểm giống và khác đặc trưng. Cùng Gofiber tìm hiểu chi tiết tại đây!

IPv6 là gì? Tất tần tật kiến thức về IPv6

IPv6 là gì? Tất tần tật kiến thức về IPv6

Với sự gia tăng nhanh chóng của các thiết bị kết nối internet, IPv6 đã ra đời để thay thế IPv4 trước đó. Vậy, IPv6 là gì? Làm cách nào để chuyển từ IPv4 sang IPv6? Cùng tìm hiểu câu trả lời tại đây!