Mô hình IDIC trong CRM là gì? Ứng dụng IDIC như thế nào?

Thứ Năm, 8/31/2023, 9:26:11 PM
Mô hình IDIC trong CRM giúp doanh nghiệp quản trị mối quan hệ khách hàng hiệu quả, nhất là khi doanh nghiệp muốn xây dựng chiến lược bán hàng đúng đắn. Mô hình về IDIC này của hai nhà đồng sáng lập tập đoàn Peppers & Rogers Group mặc dù đã phổ biến từ năm 2004 nhưng đến hiện nay vẫn được nhiều người áp dụng. Vậy bạn đã hiểu rõ về IDIC chưa? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ về nó, cùng theo dõi nhé!

Mô hình IDIC trong CRM là gì?

Mô hình IDIC là một trong 6 loại của mô hình chung CRM (bao gồm IDIC, mô hình chuỗi, QCI, Payne & Frow, CRM Conceptual Model, Gartner). Trong đó, mô hình IDIC gồm 4 phần (Identify, Differentiate, Interact, Customize) dùng để thiết lập, quản trị quan hệ khách hàng. Những yếu tố kể trên được xây dựng dựa vào sự cá biệt và đặc điểm lặp lại giữa doanh nghiệp và khách hàng.

Lợi ích khi doanh nghiệp sử dụng IDIC trong CRM

Tại Việt Nam, mô hình IDIC rất được đông đảo doanh nghiệp sử dụng vì độ hiệu quả và tính linh hoạt của nó. Nhiều lợi ích mà IDIC mang lại có thể kể đến như:

  • Quản lý dữ liệu và phân loại khách hàng: IDIC giúp doanh nghiệp có thêm nguồn dữ liệu về nhóm khách hàng tiềm năng, nhờ đó bạn có thể truy cập, tìm kiếm và truy xuất nguồn dữ liệu này ngay khi cần đến.

  • Tăng doanh thu: nguồn dữ liệu về khách hàng tiềm năng là một “kho vàng” đối với người bán hàng. Những doanh nghiệp nào có áp dụng mô hình IDIC đều tăng doanh thu trong 3 - 6 tháng đầu lên 20 - 30%, tỷ lệ chuyển đổi và mua hàng tăng 30%.

  • Thấu hiểu khách hàng tốt hơn: IDIC là nền tảng để doanh nghiệp thu thập một số thông tin của khách hàng, nhờ vào nguồn thông tin này mà người bán hiểu rõ nhu cầu người mua hoặc cải tiến sản phẩm tốt hơn.

  • Cung cấp thêm dữ liệu để cải thiện sản phẩm, dịch vụ: mô hình về IDIC là nền tảng hỗ trợ cho doanh nghiệp thu thập thông tin khách hàng từ nhiều nguồn khác nhau. Những đóng góp ý kiến của người dùng sẽ giúp doanh nghiệp cải thiện sản phẩm tốt hơn để phù hợp với thị hiếu.

Mô hình IDIC được nhiều doanh nghiệp sử dụng vì tính hiệu quả trong tiếp cận khách hàng của nó
Mô hình IDIC được nhiều doanh nghiệp sử dụng vì tính hiệu quả trong tiếp cận khách hàng của nó

Áp dụng IDIC trong CRM như nào?

Vậy mô hình IDIC trong CRM được áp dụng như thế nào? Hãy theo dõi phần dưới đây nhé!

Identify - Nhận diện khách hàng

Nhà quản lý cần có thời gian nghiên cứu, xác định đối tượng mua hàng thì mới có thể tìm được nhóm khách hàng phù hợp cho sản phẩm, dịch vụ. Trong quá trình nhận diện khách hàng trong mô hình IDIC, doanh nghiệp cần rà soát dữ liệu thì mới bắt đầu hoạt động nhận diện.

Trong quá trình kiểm tra danh sách khách hàng hiện có, doanh nghiệp cần đáp ứng được các vấn đề như:

  • Dữ liệu về số khách hàng hiện doanh nghiệp đang lưu trữ là bao nhiêu?

  • Làm cách nào để có thêm thông tin về khách hàng mới?

Sau khi doanh nghiệp đã kiểm tra lại dữ liệu về khách hàng thì hãy bắt đầu nhận diện họ bằng cách:

  • Xác nhận thông tin với khách hàng và liên kết các giao dịch có liên quan đến thông tin đó.

  • Nhập và chỉnh sửa (nếu có) thông tin của khách hàng trên hệ thống dữ liệu CRM.

  • Phân tích về tính cách, đặc điểm của từng khách hàng để dự đoán xu hướng mua hàng của họ.

    Việc nhận diện khách hàng cũng quan trọng không kém trong mô hình IDIC
    Việc nhận diện khách hàng cũng quan trọng không kém trong mô hình IDIC

Differentiate - Phân biệt khách hàng

Trong giai đoạn phân biệt khách hàng, doanh nghiệp có hai hướng “phân biệt” dựa vào giá trị và nhu cầu mà khách hàng đang có:

  • Dựa vào giá trị: thể hiện qua tài sản mà doanh nghiệp có thể sở hữu trong tương lai từ khách hàng. Tuy nhiên, những “giá trị” này chưa hẳn sẽ có trong tương lai, nhưng việc dự đoán vẫn có thể giúp doanh nghiệp lên kế hoạch hiệu quả cho các chiến lược quảng cáo.

  • Dựa vào nhu cầu: mỗi khách hàng có những nhu cầu khác nhau. Nếu người bán có thể xác định nhu cầu của từng người thì sẽ dễ dàng đáp ứng được nhu cầu của họ. Tuy nhiên, không phải sản phẩm nào cũng đạt 100% sự hài lòng của toàn bộ khách hàng. Nên nếu doanh nghiệp muốn tối đa doanh thu thì cần phân nhóm khách hàng dựa vào các yếu tố như nhu cầu, khả năng tài chính.

Interact - Tương tác khách hàng

Hầu như doanh nghiệp nào phát triển đều có một tệp khách hàng trung thành, vì thế việc duy trì quan hệ, tương tác với nhóm khách hàng này rất quan trọng. Phần mềm CRM sẽ là công cụ hỗ trợ khi doanh nghiệp muốn “tương tác khách hàng” vì nó có những tính năng vượt trội như:

  • Chăm sóc khách hàng: tương tác giữa người bán và người mua thông qua chat website, mạng xã hội, tổng đài…

  • Quản lý việc bán hàng: theo dõi khách hàng, lưu lịch sử giao dịch, tìm kiếm khách hàng tiềm năng mới, báo cáo theo thời gian thực…

  • Quản lý các chiến dịch marketing: hỗ trợ xác định, đánh giá kết quả của chiến dịch marketing.

Phân loại và tương tác với khách hàng
Phân loại và tương tác với khách hàng khi bán hàng

>> Xem thêm: Coupon là gì? Sự khác nhau giữa coupon và voucher

Customize - Cá biệt hóa theo từng đối tượng khách hàng

Ở giai đoạn cá biệt hóa, sau khi doanh nghiệp nhận diện được khách hàng và chia họ theo từng nhóm, doanh nghiệp cần cung cấp cho khách hàng những sản phẩm có thể “tùy biến” để phù hợp theo từng nhu cầu của mỗi cá nhân. Và để tạo một sản phẩm phù hợp cho khách hàng, người phát triển sản phẩm cần phải lắng nghe các đóng góp ý kiến từ khách hàng.

Trong giai đoạn này, doanh nghiệp có thể sử dụng một số “chiến thuật” như:

  • Tạo thêm sản phẩm mới có sự cải tiến hơn.

  • Liên kết với các đơn vị dịch vụ khác để tạo cơ hội cho khách hàng tham gia vào giai đoạn thiết kế sản phẩm.

  • Tạo sản phẩm theo dạng module.

Tuy nhiên, về lâu dài, doanh nghiệp cũng cần cải thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm tốt hơn để giữ chân và đáp ứng khách hàng.

Phát triển sản phẩm mới dựa vào nhiều yếu tố, trong đó có sự đóng góp của khách hàng
Phát triển sản phẩm mới dựa vào nhiều yếu tố, trong đó có sự đóng góp của khách hàng

Ví dụ mô hình IDIC tại một số doanh nghiệp

Một trong những ví dụ điển hình nhất của mô hình IDIC là thương hiệu cà phê Nestle:

  • Giai đoạn xác định khách hàng: ông hoàng cà phê Việt - Nestle đã thực hiện một số cuộc khảo sát để đánh giá hướng kinh doanh những dòng thực phẩm có caffeine. Trong cuộc khảo sát gần nhất cho thấy, những nước phương Tây có cái nhìn tích cực hơn đối với cà phê. Trong khi đó, các nước phương Đông lại thích uống trà hơn. Dựa vào cuộc khảo sát này, Nestle đã tạo ra dòng kẹo hương cà phê để theo dõi phản ứng từ khách hàng phương Đông.

  • Giai đoạn phân biệt các khách hàng: như ở lời nhận xét ở trên, Nestle đã đưa ra dòng kẹo hương cà phê. Tuy nhiên, dòng kẹo này chỉ phổ biến nhiều ở các nước phương Đông, nơi mà đại đa số người dân thích dùng trà hơn. Hành động này của Nestle không chỉ đơn giản là gây dấu ấn thương hiệu cho người phương Đông mà còn là cách để tiếp cận thêm nhiều khách hàng hơn kể cả khi nhóm khách hàng này không mấy mặn mà với cà phê.

  • Giai đoạn tương tác với khách hàng: bộ phận chăm sóc khách hàng của Nestle luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng để giải quyết các vấn đề về sản phẩm, thắc mắc hoặc tiếp thu ý kiến cải tiến dòng sản phẩm. Đội ngũ của Nestle thường trực trên các website, mạng xã hội, các group do Nestle tạo ra.

  • Giai đoạn tùy chỉnh cho từng khách hàng: phản hồi của khách hàng từ phương Đông và phương Tây của Nestle luôn khác nhau tùy vào thói quen, nhu cầu và đặc tính của mỗi nơi. Nhờ vào đó, Nestle sẽ đưa ra các chiến lược nghiên cứu, phát triển thị trường khác nhau để phù hợp với mong đợi của cả phương Đông và phương Tây.

Mô hình IDIC của thương hiệu Nestle
Mô hình IDIC của thương hiệu Nestle

Có thể nói, mô hình IDIC mặc dù đã được tạo ra từ rất lâu nhưng cho đến nay nó vẫn hiệu quả trong quản trị khách hàng. Hy vọng với những thông tin ở trên, bạn sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm để phát triển doanh nghiệp của mình, chúc bạn thành công.

0/5 - (0 bình chọn)

Xin chào! Tôi là Bảo Duyên, một tác giả sáng tạo nội dung chất lượng và là thành viên đội ngũ tại Gofiber. Tôi có sự đam mê và thế mạnh trong việc viết về các chủ đề như công nghệ, SEO và marketing. Với khả năng sáng tạo, tôi luôn tìm cách đưa ra các ý tưởng mới mẻ và độc đáo trong việc viết nội dung. Tôi đảm bảo rằng mỗi bài viết của mình được trình bày một cách chuyên nghiệp, thông tin và hấp dẫn. Tôi nỗ lực để mang đến cho độc giả những thông tin hữu ích và giải pháp thực tế để giúp họ tiến bộ và thành công trong lĩnh vực công nghệ, SEO và marketing. Với kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực này, tôi luôn cập nhật các xu hướng mới nhất và áp dụng những kỹ thuật tiên tiến để tối ưu hóa nội dung. Tôi hiểu rõ về cách xây dựng chiến lược marketing hiệu quả, cách tăng cường hiệu suất trang web và cách thu hút đối tượng khách hàng mục tiêu. Là một tác giả tại Gofiber, tôi cam kết mang đến nội dung chất lượng và giá trị cho độc giả. Tôi tập trung vào việc tạo ra các bài viết sáng tạo và tối ưu hóa để giúp doanh nghiệp và cá nhân nâng cao hiệu quả tiếp cận và tăng cường thương hiệu của họ trên mạng. Nếu bạn đang tìm kiếm nội dung chất lượng với các chủ đề về công nghệ, SEO và marketing, hãy đồng hành cùng tôi trên Gofiber. Tôi rất mong được gặp gỡ và làm việc cùng bạn để mang lại thành công và tăng cường sự hiện diện trực tuyến cho bạn. Cảm ơn bạn đã đọc bio giới thiệu của tôi. Nếu bạn có bất kỳ yêu cầu hoặc câu hỏi nào, xin hãy liên hệ với tôi. Tôi rất sẵn lòng hỗ trợ và cùng bạn xây dựng nội dung tuyệt vời.

Có thể bạn quan tâm

Hệ thống VPS Gofiber đặt tại Singapore: Hiệu suất ưu việt, đẳng cấp toàn cầu

Hệ thống VPS Gofiber đặt tại Singapore: Hiệu suất ưu việt, đẳng cấp toàn cầu

Hệ thống VPS Gofiber đặt tại Singapore mang đến hiệu suất vượt trội với công nghệ tiên tiến, đảm bảo băng thông không giới hạn và độ trễ thấp. Đây là giải pháp lý tưởng cho các doanh nghiệp muốn tối ưu hóa hiệu quả toàn cầu.

Gofiber ra mắt linh vật Gofi Bear - Người bạn đồng hành thân thiện và mạnh mẽ 

Gofiber ra mắt linh vật Gofi Bear - Người bạn đồng hành thân thiện và mạnh mẽ 

Gofiber chính thức ra mắt linh vật Gofi Bear, biểu tượng của sự thân thiện và mạnh mẽ. Gofi Bear không chỉ là người bạn đồng hành đáng yêu mà còn truyền tải tinh thần bền bỉ của thương hiệu.

 CVE là gì? Tầm quan trọng của CVE trong việc chống lại Zero-day

 CVE là gì? Tầm quan trọng của CVE trong việc chống lại Zero-day

CVE là gì? CVE là từ viết tắt của Common Vulnerabilities and Exposures - hệ thống nhận diện va theo dõi các lỗ hổng bảo mật trong phần mềm và hệ thống máy tính. Cùng tìm hiểu chi tiết tại đây!

GPT-4o là gì? Tìm hiểu sức mạnh vượt trội của GPT-4o

GPT-4o là gì? Tìm hiểu sức mạnh vượt trội của GPT-4o

Sự ra đời của GPT 4o đã giúp người dùng tối ưu hóa lượng lớn công việc. Vậy, GPT 4o là gì? Hãy cùng Gofiber tìm hiểu qua bài viết được chia sẻ tại đây!