Phantom keyword là gì?
Khi xây dựng nội dung website, các SEOer có xu hướng tạo nội dung dựa trên từ khóa mà mình phân tích được. Nhưng đôi khi, từ khóa mà bạn tìm được có tính cạnh tranh cao, nhiều đối thủ khác đã xây dựng nội dung trên chúng. Đấy là lúc ta bắt đầu tìm hiểu về phantom keyword, vậy phantom keyword là gì?
Từ khóa phantom trong SEO
Phantom keyword, hay còn gọi là từ khóa bóng ma - đây là loại từ khóa rất được nhiều người dùng tìm kiếm thông qua các công cụ như Google, Bing,... Tuy nhiên, dạng từ khóa này lại có rất ít thông tin trên internet. Thậm chí, những tài liệu liên quan đến từ khóa này chưa có bài viết nào viết đến.
Từ khóa có nhiều tiềm năng để khai thác vì nó dễ dàng đưa SEO website lên top Google và thu hút nhiều lượt truy cập từ người dùng. Trong một số trường hợp, từ khóa bóng ma có tính cải thiện SEO và tăng doanh thu cho doanh nghiệp nhanh hơn cả khi áp dụng từ khóa sản phẩm/ dịch vụ như cách truyền thống.
Phantom keyword có lợi gì cho website của bạn?
Về kỹ thuật, phantom keyword thường dễ SEO do không cạnh tranh nhiều với những đối thủ khác nên bài viết dễ lên top và tiếp cận người dùng tốt hơn. Traffic website tăng tốt hơn do người dùng có xu hướng click vào những bài viết đầu tiên hoặc thứ hai trên bảng xếp hạng.
Khi một người dùng click vào bài viết có keyword dạng phantom thì họ dễ tìm thông tin hơn, họ có thể tiếp tục đọc thông tin mà mình muốn lẫn thông tin khác bổ sung. Nhờ vào điều đó, độ nhận diện thương hiệu của bạn đối với khách hàng tăng hơn, tỷ lệ chuyển đổi cho website cải thiện rất nhiều.
Ví dụ: Trong thời kỳ đầu của đại dịch Covid-19 (lúc này vẫn còn tên Corona), thông tin về dịch bệnh này gần như không có nhiều, chỉ trừ một số bài báo nói về một dạng cúm đang xuất hiện tại Vũ Hán - Trung Quốc.
Tuy nhiên, khi đại dịch bắt đầu bùng trên toàn thế giới, những website tiếp cận được thông tin nhanh nhất đã đưa những bài viết xoay quanh như “nguy cơ đại dịch toàn cầu” hay “dịch Corona có xuất hiện tại Việt Nam chưa?”. Tất nhiên, những trang tiếp cận nội dung này nhanh nhất đã nhận lượng truy cập lớn do chưa có bài viết nào trước đó về chúng.
Nguyên lý hoạt động của phantom keywords
Từ khóa phantom sẽ giúp bạn giải quyết hai vấn đề trong nghiên cứu từ khóa, bao gồm:
-
Tìm được bộ từ khóa người dùng luôn tìm kiếm nhưng đối thủ bỏ quên.
-
Bộ từ khóa có lượt tìm kiếm cao, ít cạnh tranh và đối thủ không biết đến nó.
Từ khóa phantom không ai biết đến nên bạn chỉ cần viết 1 bài về nó mà thôi. Việc tiếp theo bạn cần làm là index (cho nó vào backlinks) thì bài viết sẽ ngay lập tức in top.
Bên cạnh đó, 80% lượng traffic website phụ thuộc vào những từ khóa chứa thông tin giải quyết vấn đề của người dùng (từ khóa dài). Chỉ 20% còn lại thuộc từ khóa thương mại (từ khóa ngắn). Dựa vào hai yếu tố là lượng search và ít người SEO, ta có thể tóm gọn cách hoạt động của phantom keyword như sau:
-
Tìm kiếm phantom keyword và xây dựng nội dung xung quanh từ khóa này.
-
Tối ưu SEO cho bài viết.
-
Triển khai backlink để bài viết lên top.
Chậm nhất là khoảng 48 giờ, bài viết của bạn sẽ có traffic ngay.
7 bước tìm phantom keywords chất lượng
Xây dựng website với việc sử dụng phantom keyword nghe có vẻ hấp dẫn và khả quan phải không nào? Vậy phải làm cách nào để tìm từ khóa phantom thật chất lượng? Đừng lo lắng nhé! Bạn có thể tìm được các từ khóa bóng ma chỉ với 7 bước chi tiết sau đây:
Bước 1 - Tổng hợp bộ từ khóa liên quan đến sản phẩm/dịch vụ của bạn
Quá trình tìm kiếm từ khóa bóng ma bắt buộc bạn phải sử dụng đến các công cụ tìm kiếm từ khóa. Dưới đây là hướng dẫn tìm kiếm thông qua công cụ Ahrefs - một trong những công cụ hỗ trợ SEO rất phổ biến đối với SEOer.
Đầu tiên, mở công cụ Ahrefs và nhập tên sản phẩm/ dịch vụ của bạn, ví dụ “máy lạnh”. Sau đó, click vào Tìm kiếm và chọn Matching Terms. Một danh sách các từ khóa liên quan đến máy lạnh sẽ xuất hiện.
>> Xem thêm: Đánh giá 10 công cụ nghiên cứu từ khóa tối ưu SEO hiệu quả
Bước 2 - Lọc danh sách từ khóa theo độ khó, số lượng từ của key
Bạn tiếp tục trở lại mục Matching Terms, chọn vào Độ khó keyword (KD) bằng 0 (to = 0). Nếu như website của bạn đã có uy tín sẵn thì nó đã được triển khai SEO từ lâu, nên bạn cần phải nâng độ khó cao hơn một chút.
Tiếp theo, hãy nhấn Apply và điều chỉnh Word Count (số từ tối thiểu của một keyword), hãy ưu tiên chọn số lượng từ là 3 (from = 3) và chọn Apply.
Cuối cùng là bạn xuất file bằng cách click vào Export.
Bước 3 - Lọc key theo SERP Features
Một file có tổng hợp đầy đủ các từ khóa có độ khó từ 0 (hoặc khó hợp tùy theo hiệu chỉnh của bạn) và số lượng từ là 3 sẽ được tải xuống máy của bạn. Để bảng tính dễ nhìn hơn thì bạn chỉ cần xóa đi các cột thừa, giữ lại một vài cột như: keyword, volume, difficulty, parent topic, SERP features. Ở cột SERP features, chọn sắp xếp theo thứ tự từ A đến Z.
Trường hợp những hình thức Ads, bạn có thể bỏ đi và lấy các phần có định dạng là site links. Những từ khóa nào không có site links thì xóa hết, các từ khóa này không có khả năng giúp URL của bạn lên top nên không cần phải tiếc đâu nhé!
Bước 4 - Lọc keyword bị duplicate, lọc theo Sort and Filter
Bước tiếp theo, hãy lọc và xóa những key nào bị trùng lặp, vì mỗi key chỉ cần lên một bài viết nên xóa key trùng sẽ giúp bạn không cần tạo nhiều nội dung mà nó chỉ liên quan đến một chủ đề. Để xóa key trùng, bạn hãy chọn cột Keyword > Data > Remove Duplicate.
Bạn lọc tiếp phần volume theo thứ tự từ cao xuống thấp bằng cách: chọn cột volume > Sort and Filter theo thứ tự ở Excel. Khi đã sắp xếp xong, có thể bạn sẽ phát hiện một vài từ khóa không liên quan, bạn chỉ cần xóa đi những từ khóa này.
Sau đó, bạn lọc dựa vào bảng chữ cái trong cột volume (sử dụng các tính năng của Sort and Filter) và xóa đi những chữ cái không liên quan (nhớ nhìn thật kỹ để không xóa nhầm những từ khóa Phantom nhé!
Bước 5 - Kiểm tra và nhóm Topic
Sau khi đã xóa các từ khóa không liên quan, hãy nhóm các từ khóa có liên quan lại với nhau và mỗi nhóm sẽ có nội dung riêng và phải phù hợp với mục đích tìm kiếm của người dùng.
Quá trình chia topic sẽ gồm việc gắn keyword topic cluster và gắn keyword vào subtopic phù hợp.
Bước 6 - Xác định allintitle, lựa chọn topic có allintitle phù hợp
Sau khi đã phân nhóm xong, hãy tạo thêm một cột allintitle - nghĩa là bạn đang tìm tất cả những kết quả có title chứa một từ khóa. Chẳng hạn, bạn gõ “allintitle:từ khóa” là “allintitle:TV TCL có tốt không” nghĩa là bạn đang muốn Google tìm hiện tại có bao nhiêu title có từ khóa như trên. Google cũng sẽ trả về toàn bộ bài viết có chứa tiêu đề từ khóa này.
Trong những từ khóa mà bạn nhóm theo topic đã hướng dẫn ở trên, hãy lấy từ khóa có volume cao nhất để check allintitle. Chỉ số allintitle khi được tối ưu thì cơ hội lên top của keyword đó cực kỳ cao.
Lưu ý:
Chỉ số allintitle xác định dù có Phantom hay không đều phải nhỏ hơn 500. Trừ trường hợp, nếu website của bạn có uy tín trước thì bạn có thể mở rộng nó lên từ 1000 - 5000 (tùy theo sức mạnh của website). Ngược lại, nếu bạn chỉ vừa mới bắt đầu triển khai thì chỉ nên lấy allintitle dưới 1000, mà tốt nhất là dưới 500 để khả năng lên top hiệu quả hơn.
Bước 7 - Xác định traffic ước tính
Cuối cùng, khi bạn đã có được một danh sách từ khóa phantom nhóm theo topic thì hãy ước tính lượng truy cập (traffic) của từ khóa đó. Để có thể xác định traffic dự tính, và làm theo các bước theo ví dụ sau:
Bạn chọn từ khóa phantom là “máy lạnh tiết kiệm điện tốt nhất hiện nay” và bỏ nó vào Ahrefs. Kết quả tìm kiếm sẽ bao gồm danh sách 10 top đầu như hình. Bạn sẽ thấy một cột traffic bên cạnh.
Tiếp theo, tính trung bình cộng traffic của top 5 website đầu, vậy là bạn đã có con số traffic dự tính tương đối.
Khi đã hoàn thành xong các bước trên, bạn chỉ việc triển khai bài viết theo topic là được:
Lưu ý:
-
Có thể xóa các từ khóa khác biệt, chẳng hạn như từ khóa không dấu, từ khóa vô nghĩa, từ khóa có từ gạch nối như mát-xa, La Ha-ba-na, Lê-nin…
-
Bạn không nhất thiết phải thực hiện các bước như trên mà có thể thay đổi để phù hợp với công cụ hỗ trợ tìm kiếm đang sử dụng.
Tìm kiếm phantom keyword tưởng chừng rất khó nhưng thực ra cũng không phải là không thực hiện được. Mình hy vọng, với những hướng dẫn ở trên, bạn sẽ biết cách tạo danh sách keyword phù hợp nhất nhé!
>> Xem thêm: LSI là gì? Cách tìm và sử dụng từ khóa LSI cho SEO