Semantic là gì? 7 chiến lược tối ưu semantic search hiệu quả

Thứ Ba, 8/8/2023, 4:36:14 PM
Nếu như SEO website ở năm 2010 chú trọng vào backlinks và số lượng từ khóa trong một bài viết thì kể từ năm 2021 trở đi, trọng tâm của SEO lại chuyển sang semantic. Vậy semantic search là gì và doanh nghiệp nhận được gì khi áp dụng chúng? Nếu semantic thực sự có lợi cho SEO thì cách tối ưu theo semantic search như thế nào để tăng thứ hạng? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc này.

Tìm hiểu về Semantic search

Trong phần này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về khái niệm của semantic là gì cũng như lợi ích mà nó mang lại cho doanh nghiệp.

Semantics là gì?

Semantic search nói một cách đơn giản thì nó là kỹ thuật dùng để tìm kiếm dữ liệu khi bạn muốn cải thiện độ chính xác của công cụ tìm kiếm. Semantic search sẽ tập trung vào hai khía cạnh là mục đích của người tìm kiếm và ngữ cảnh tìm kiếm. Kỹ thuật này sẽ sử dụng ML (Machine Learning) và mô hình học sâu để tìm kiếm và cung cấp dữ liệu dựa theo ngữ cảnh.

Tìm hiểu về khái niệm Semantics trước khi tối ưu hóa nội dung
Tìm hiểu về khái niệm Semantics trước khi tối ưu hóa nội dung

Lợi ích của việc tối ưu nội dung theo semantic search

Semantic search mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, nhất là khi người dùng luôn muốn nội dung trên bảng xếp hạng đáp ứng được tìm kiếm mà họ mong muốn. Một số lợi ích của semantic search có thể kể đến như:

  • Cải thiện quá trình tìm kiếm: semantic không chỉ đơn thuần là dựa vào từ khóa mà sử dụng cả khái niệm về ngữ nghĩa để tìm kiếm thông tin. Vì thế mà chất lượng của kết quả tìm kiếm tốt hơn, chính xác hơn để phù hợp với nhu cầu của người dùng.

  • Nâng cao trải nghiệm của người dùng: khi các kết quả được cải thiện nhờ vào semantic search thì về cơ bản nó đã đáp ứng đúng nhu cầu của người dùng. Do đó mà trải nghiệm sử dụng công cụ tìm kiếm của họ được cải thiện hơn trước rất nhiều.

  • Độ chính xác của tìm kiếm tăng: semantic dùng các thuật toán về phân tích ngôn ngữ nên dễ hiểu ý nghĩa thực sự của các thuật ngữ tìm kiếm.

  • Tăng doanh số cho doanh nghiệp: khi khả năng tìm kiếm thông tin của sản phẩm có liên quan đến doanh nghiệp tăng, tần số tiếp xúc giữa sản phẩm với người tiêu dùng tăng thì khả năng “chốt đơn” của khách hàng được cải thiện hơn rất nhiều.

    Lợi ích của Semantic search
    Lợi ích của Semantic search

7 cách tối ưu nội dung theo semantic search để tăng thứ hạng

Với những lợi ích đã được nói đến ở trên, khi tìm hiểu về semantic search là gì, có thể bạn cũng nhận ra là nó rất cần cho doanh nghiệp của mình theo một mức độ nào đó. Dưới đây là 7 cách tối ưu nội dung dựa vào semantic search nhằm góp phần tăng thứ hạng cho bài viết của bạn (tất nhiên việc tăng thứ hạng sẽ còn dựa vào nhiều yếu tố khác nhau nhưng mỗi yếu tố chúng ta đạt level cao hơn một chút thì cơ hội “nằm top” sẽ cao hơn).

Tối ưu cho cụm từ khóa

Như đã nói ở trên, Google không chỉ dựa vào một từ khóa trong mỗi bài viết để đánh giá nên việc tối ưu cho cụm từ khóa, từ khóa trong một cụm ngữ nghĩa rất cần thiết.

Lưu ý: cụm từ khóa ở đây là nhóm các từ khóa tương đồng nhau có cùng chung mức độ liên quan về mặt ngữ nghĩa.

Và khi “tối ưu hóa” cho các nhóm từ khóa, bạn có thể cải thiện tổng số từ khóa mà nội dung của bạn đang xếp hạng và nội dung bài đăng đó “chất lượng” hơn về chiều sâu rất nhiều.

Ví dụ:

Quá trình phân tích cụm từ khóa sẽ như sau:

Title: Kem chống nắng dành cho da dầu vào mùa hè

Keyword

Volume

Difficulty

kem chống nắng cho da dầu

400

28

cách dùng kem chống nắng

200

23

mua kem chống nắng

150

32

kem chống nắng bị hư

120

21

kem chống nắng khó tán

50

19

Tóm lại, hãy tận dụng các khả năng về “ngữ nghĩa” để cải thiện tổng số từ khóa. Nhờ đó mà Google hiểu nội dung theo chiều sâu tốt hơn, cơ hội click chuột từ người dùng cũng cao hơn.

Tối ưu từ khóa trong bài viết bằng cách xây dựng nhiều từ khóa khác nhau nhưng cùng "ngữ nghĩa"
Tối ưu từ khóa trong bài viết bằng cách xây dựng nhiều từ khóa khác nhau nhưng cùng "ngữ nghĩa"

Lưu ý đến độ dài và chiều sâu của nội dung bài viết

Chiến lược SEO semantic search đơn giản nhất là tăng thời lượng cho nội dung của bài viết. Tức là bạn cần khai thác nội dung theo hướng “toàn diện” về chủ đề hơn. Dù độ dài của bạn viết không phải là yếu tố quyết định nhưng một bài viết dài vừa đủ có nhiều khả năng hiển thị semantic search cao hơn so với những bài viết dưới 1000 từ và vô cùng sơ sài.

Ngoài ra, một số nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, có mối tương quan chặt chẽ giữa một bài viết có nội dung dài với vị trí xếp hạng trên Google (như hình dưới đây).

Nghiên cứu về tầm ảnh hưởng độ dài bài viết với bảng xếp hạng
Nghiên cứu về tầm ảnh hưởng độ dài bài viết với bảng xếp hạng

Tuy nhiên, chỉ dựa vào việc nhồi nhét hay lặp từ khóa để cải thiện độ dài bài viết thôi thì hoàn toàn không có hiệu quả. Cách tốt nhất là bạn hãy viết cụ thể hơn, sâu sắc hơn với thông tin chính xác, chuẩn, xúc tích cho người dùng.

>> Xem thêm: Hướng dẫn cách viết content chuẩn SEO đột phá

Sử dụng thuật ngữ

Nhờ vào thuật toán phân tích ngữ nghĩa, Google có thể hiểu các từ đồng nghĩa và các thuật ngữ liên quan. Vì thế, việc bạn sử dụng một chút “thuật ngữ hơi hướng chuyên ngành” sẽ cải thiện nội dung bài viết theo hướng tích cực.

Tất nhiên, việc này không phải là yếu tố quyết định vị trí xếp hạng. Nhưng việc thêm các cụm từ có tính thuật ngữ ở tiêu đề, mô tả meta, h1 - h3 hoặc hình ảnh… có thể giúp chiều sâu của chủ đề tăng hơn. Ngoài ra, nội dung bài viết cũng dễ đọc và có sắc thái hơn đối với người tìm kiếm.

Trả lời mục “mọi người cũng đặt câu hỏi”

Khi mục “mọi người cũng đặt câu hỏi” ra đời, về phía người dùng, chúng ta nhận thấy là có sự thuận tiện ở đây. Bạn sẽ không cần thiết đọc một nội dung hàng nghìn từ chỉ để tìm một thông tin dài chưa đến 2 dòng.

Tuy nhiên, ít ai biết rằng, khi xây dựng nội dung nếu có thông tin trả lời cho phần “mọi người cũng đặt câu hỏi” thì bài viết đó của bạn có độ uy tín cao hơn. Theo một nghiên cứu gần đây về 2,5 triệu truy vấn tìm kiếm, tính năng “mọi người cũng hỏi” của Google hiển thị cho 48,4% tổng số truy vấn tìm kiếm và thường là ở vị trí số 1.

Có nghĩa là, bằng cách trả lời các câu hỏi trong nội dung website của bạn, bài viết đó không chỉ cải thiện về mặt semantic search mà còn tạo cơ hội cho bài viết xếp hạng ở đầu SERPs.

Mục "People also ask"
Mục "People also ask"

Thêm các dữ liệu làm rõ chức năng, mô tả nội dung và đối tượng

Những dữ liệu làm rõ chức năng, mô tả nội dung và đối tượng là cách để truyền tải trực tiếp ý nghĩa của nội dung đến trình thu thập thông tin của Google. Và mặc dù cách này không được tính là một “chiến lược seo semantic search” nhưng nó vẫn là cách hứa hẹn để bạn muốn thể hiện nội dung cho Google.

Chẳng hạn, khi bạn muốn sử dụng sơ đồ sản phẩm trên trang web, nghĩa là bạn đã truyền tải cho Google rất nhiều chi tiết về sản phẩm dưới dạng tóm tắt theo sơ đồ. Chẳng hạn như kích thước, màu sắc, chất liệu…

Dùng công cụ hỗ trợ tối ưu hóa cho nội dung

Những công cụ hỗ trợ tối ưu hóa nội dung sẽ xác định tất cả các thuật ngữ có liên quan với nhau về mặt ngữ nghĩa. Về cơ bản, các công cụ này sẽ cung cấp một “mã” nhằm cải thiện độ sâu của chủ đề.

Những công cụ hỗ trợ tối ưu này thường chỉ hoạt động trong vài giây mà thôi. Trong vài giây đó, nó sẽ thêm các chủ đề, câu hỏi, thuật ngữ vào bài viết. Việc của bạn là “khai thác” về độ sâu của chủ đề mà thôi.

Xây dựng topic clusters

Không giống các cụm từ khóa, các cụm chủ đề sẽ tập trung vào nhiều phần khác chứ không chỉ là mỗi nội dung.

Ví dụ: các bài viết khác nhau (mỗi bài nhắm mục tiêu cụm từ khóa riêng) đều có liên kết trở lại một “trang trụ cột” chính. Trang “trụ cột” này sẽ tập trung vào một chủ đề lớn hơn chứ không chỉ đơn thuần là xây dựng liên kết.

Mục tiêu của các chủ đề sẽ bao gồm:

  • Cải thiện tín hiệu SEO semantic.

  • Cải thiện tổng thứ hạng từ khóa.

  • Thiết lập website như một “cơ quan” trong việc “xây dựng liên kết”.

    Xây dựng topic clusters
    Xây dựng topic clusters

Tìm hiểu thêm: 7 bước tạo topic clusters SEO đẩy traffic và chiến thuật viết cụm chủ đề

Một số ví dụ về semantic search

Một trong những ví dụ điển hình nhất về semantic search là “tìm kiếm bằng giọng nói”. Rất nhiều người dùng sử dụng tìm kiếm bằng giọng nói để tiết kiệm thời gian. Về cách hoạt động, chức năng này dựa trên việc “trợ lý ảo” sẽ “hiểu” ý nghĩa đối thoại thông thường chứ không chỉ đơn thuần là hiện từ ngữ lên thanh tìm kiếm.

Hay một ví dụ khác, đó là “sơ đồ tri thức của Google”. Sơ đồ này là một cơ sở dữ liệu semantic chứa các thông tin về một mối quan hệ hoặc cá nhân.

Chẳng hạn, bạn thử tìm kiếm “Barack Obama”.

Một sơ đồ tri thức sẽ hiển thị cho bạn biết về gia đình, sự nghiệp, tình trạng hôn nhân, tuổi tác, học vấn…

Ví dụ cho "sơ đồ tri thức của Google"
Ví dụ cho "sơ đồ tri thức của Google"

Tìm hiểu về Semantic là gì? cũng như cách tối ưu nội dung theo semantic search hứa hẹn sẽ là hướng đi mới cho kỹ thuật SEO website hiện đại. Vậy thì bạn còn chần chờ gì mà không thử bắt đầu phát triển nó cho doanh nghiệp hoặc cá nhân bản thân mình thôi nào!

0/5 - (0 bình chọn)

Xin chào! Tôi là Bảo Duyên, một tác giả sáng tạo nội dung chất lượng và là thành viên đội ngũ tại Gofiber. Tôi có sự đam mê và thế mạnh trong việc viết về các chủ đề như công nghệ, SEO và marketing. Với khả năng sáng tạo, tôi luôn tìm cách đưa ra các ý tưởng mới mẻ và độc đáo trong việc viết nội dung. Tôi đảm bảo rằng mỗi bài viết của mình được trình bày một cách chuyên nghiệp, thông tin và hấp dẫn. Tôi nỗ lực để mang đến cho độc giả những thông tin hữu ích và giải pháp thực tế để giúp họ tiến bộ và thành công trong lĩnh vực công nghệ, SEO và marketing. Với kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực này, tôi luôn cập nhật các xu hướng mới nhất và áp dụng những kỹ thuật tiên tiến để tối ưu hóa nội dung. Tôi hiểu rõ về cách xây dựng chiến lược marketing hiệu quả, cách tăng cường hiệu suất trang web và cách thu hút đối tượng khách hàng mục tiêu. Là một tác giả tại Gofiber, tôi cam kết mang đến nội dung chất lượng và giá trị cho độc giả. Tôi tập trung vào việc tạo ra các bài viết sáng tạo và tối ưu hóa để giúp doanh nghiệp và cá nhân nâng cao hiệu quả tiếp cận và tăng cường thương hiệu của họ trên mạng. Nếu bạn đang tìm kiếm nội dung chất lượng với các chủ đề về công nghệ, SEO và marketing, hãy đồng hành cùng tôi trên Gofiber. Tôi rất mong được gặp gỡ và làm việc cùng bạn để mang lại thành công và tăng cường sự hiện diện trực tuyến cho bạn. Cảm ơn bạn đã đọc bio giới thiệu của tôi. Nếu bạn có bất kỳ yêu cầu hoặc câu hỏi nào, xin hãy liên hệ với tôi. Tôi rất sẵn lòng hỗ trợ và cùng bạn xây dựng nội dung tuyệt vời.

Có thể bạn quan tâm

Hệ thống VPS Gofiber đặt tại Singapore: Hiệu suất ưu việt, đẳng cấp toàn cầu

Hệ thống VPS Gofiber đặt tại Singapore: Hiệu suất ưu việt, đẳng cấp toàn cầu

Hệ thống VPS Gofiber đặt tại Singapore mang đến hiệu suất vượt trội với công nghệ tiên tiến, đảm bảo băng thông không giới hạn và độ trễ thấp. Đây là giải pháp lý tưởng cho các doanh nghiệp muốn tối ưu hóa hiệu quả toàn cầu.

Gofiber ra mắt linh vật Gofi Bear - Người bạn đồng hành thân thiện và mạnh mẽ 

Gofiber ra mắt linh vật Gofi Bear - Người bạn đồng hành thân thiện và mạnh mẽ 

Gofiber chính thức ra mắt linh vật Gofi Bear, biểu tượng của sự thân thiện và mạnh mẽ. Gofi Bear không chỉ là người bạn đồng hành đáng yêu mà còn truyền tải tinh thần bền bỉ của thương hiệu.

 CVE là gì? Tầm quan trọng của CVE trong việc chống lại Zero-day

 CVE là gì? Tầm quan trọng của CVE trong việc chống lại Zero-day

CVE là gì? CVE là từ viết tắt của Common Vulnerabilities and Exposures - hệ thống nhận diện va theo dõi các lỗ hổng bảo mật trong phần mềm và hệ thống máy tính. Cùng tìm hiểu chi tiết tại đây!

GPT-4o là gì? Tìm hiểu sức mạnh vượt trội của GPT-4o

GPT-4o là gì? Tìm hiểu sức mạnh vượt trội của GPT-4o

Sự ra đời của GPT 4o đã giúp người dùng tối ưu hóa lượng lớn công việc. Vậy, GPT 4o là gì? Hãy cùng Gofiber tìm hiểu qua bài viết được chia sẻ tại đây!