WordPress là gì? Nên dùng WordPress làm website không?

Thứ Hai, 3/20/2023, 10:21:51 AM
Wordpress là trang mã nguồn mở hỗ trợ tạo website hay blog cho cá nhân hoặc doanh nghiệp. Wordpress có phần mềm hỗ trợ, plugin để tạo trang web chuyên nghiệp.

Bạn đang muốn tạo lập một website? Tuy nhiên, bạn không có quá nhiều chi phí và kinh nghiệm để làm được điều này. Giải pháp hữu ích dành cho bạn chính là sử dụng website WordPress - một nền tảng miễn phí cho phép bạn tự thiết kế và xây dựng website của mình hoàn toàn miễn phí với cộng đồng hỗ trợ rộng lớn.

Bạn hiểu WordPress là gì?

WordPress là một nền tảng quản lý nội dung (Content Management System - CMS) miễn phí và mã nguồn mở được sử dụng để xây dựng các trang web và blog. Wordpress được viết bằng ngôn ngữ PHP và cơ sở dữ liệu MySQL, được cấp phép theo GPL. Thông thường, người dùng Wordpress để xuất bản các trang thương mại điện tử, cổng thông tin, portfolio online, diễn đàn thảo luận, blog… Một CMS miễn phí nhưng sử dụng tốt và phổ biến trên thế giới.

bạn hiểu wordpress là gì
Tìm hiểu WordPress là gì?

Tóm lược sự hình thành của WordPress và WordPress.org?

Wordpress được kế thừa từ một công cụ viết blog được phát triển bởi lập trình viên người Pháp Michel Valdrighi có tên là b2/cafelog, ra mắt đầu tiên từ năm 2001.

Đến ngày 27/5/2003, Wordpress mới chính thức phát hành phiên bản đầu tiên bởi Matt Mullenweg và Mike Little. Mãi đến năm 2015 thì nó được phát triển thành hệ quản trị nội dung CMS hỗ trợ người dùng thiết lập nhiều loại website với mọi quy mô.

Hiện nay, WordPress được sở hữu và phát triển bởi công ty Automattic có trụ sở tại California. Đã có hơn hàng triệu website đã sử dụng nền tảng Wordpress, thậm chí là nhiều thương hiệu lớn nổi tiếng cũng sử dụng nền tảng này như Coca Cola, Sony Music, MTV News, BBC America… 

Dùng WordPress để làm gì?

WordPress thường dùng để thiết lập một website, nó có thể khởi tạo hầu hết những thể loại web điển hình như:

  • Blog cá nhân
  • Portfolios hay danh mục sản phẩm được các nhà thiết kế, nhạc sĩ, nhiếp ảnh gia, nghệ sĩ và freelancers… thể hiện sự sáng tạo để thu hút những nhà tuyển dụng và khách hàng.
  • Website doanh nghiệp vừa, nhỏ hoặc các đơn vị không muốn bỏ chi phí nhiều để thiết kế website
  • Các website bán hàng
  • ….

Đặc điểm nổi bật của WordPress là gì?

Một số đặc điểm nổi bật của nền tảng WordPress đó là:

  • Một nền tảng CMS lớn và nổi tiếng được nhiều người sử dụng
  • Không chỉ là một nền tảng blog mà còn là một hệ thống quản lý nội dung hiệu quả
  • WordPress chiếm 60% các website sử dụng mã nguồn CMS
  • Đạt hơn cả hàng triệu lượt tải về sử dụng
  • Hỗ trợ 169 ngôn ngữ khác nhau, bao gồm cả tiếng Việt
  • Có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời
  • Mã nguồn mở cung cấp các tính năng tùy biến, tự thay đổi theme, tự cài plugin, tự quản lý…
  • Được thiết kế thân thiện với các công cụ tìm kiếm, hỗ trợ tốt cho quá trình SEO
  • Sở hữu kho theme và plugin lớn
  • Cộng đồng người dùng lớn, có thể sẵn sàng hỗ trợ

Các thuật ngữ liên quan đến WordPress

Hầu hết, mọi người hiện nay đều làm website hoặc blog bằng Wordpress. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết và hiểu tất cả các thuật ngữ WordPress, đặc biệt là người mới bắt đầu. Tin rằng, trong quá trình làm việc với website WordPress kiểu gì bạn cũng sẽ bắt gặp các định nghĩa khá xa lạ hoặc không rõ chính xác.

các thuật ngữ wordpress
Các thuật ngữ wordpress là gì?

Một số thuật ngữ WordPress cần biết là:

  • PHP: Viết tắt của hypertext Preprocessor, một ngôn ngữ lập trình dạng mã lệnh hoặc một chuỗi ngôn ngữ kịch bản. Đây là tập hợp con của các ngôn ngữ Script như JavaScript và Python. Các lập trình viên thường lựa chọn vì dễ học và thời gian tạo thành phẩm được rút ngắn.
  • MySQL: Một hệ quản trị CSDL phổ biến thế giới và được nhiều nhà phát triển sử dụng trong việc phát triển ứng dụng. MySQL có tốc độ cao, ổn định, dễ sử dụng và phù hợp trên nhiều hệ điều hành.
  • CMS (viết tắt của Content Management System): Là một hệ quản lý nội dung hay phần mềm tổ chức, tạo môi trường để xây dựng một hệ thống tài liệu và các loại nội dung khác một cách tốt nhất.
  • Theme WordPress: Là bộ giao diện của website được lập trình sẵn và luôn sẵn sàng hỗ trợ cho người dùng. Theme có vai trò như bộ xương sống cho toàn bộ website. Nó giống như những chiếc áo bạn mặc, bạn sẽ chọn các theme phù hợp và đẹp để sử dụng. Những sẽ đến lúc nó quá cũ thì làm mới với các theme khác.
  • Plugin WordPress: Là các tính năng được tích hợp hỗ trợ cho WordPress mặc định để nâng cao khả năng sử dụng cho website. Nhờ có plugin mà nhà quản trị và trải nghiệm người dùng web trở nên hiệu quả hơn.
  • Lỗi 301 Moved Permanently: Một lỗi ít gặp nhưng khi bị thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức mạnh của link trong SEO. Lỗi này là khi bạn link tới một địa chỉ cụ thể nó sẽ đưa bạn truy cập vào link khác. Chẳng hạn: Bạn muốn truy cập vào gofiber.vn nhưng khi link vào thì nó sẽ trỏ ra link gofiber.io
  • Lỗi 404 not found: Thông báo lỗi trang website của bạn đang cố truy cập không tìm thấy được server/website ấy. Lỗi này xảy ra thường là do trang đã bị xóa bỏ, nội dung chuyển đến trang đích mới, quản trị web quên chuyển hướng link cũ tới link hiện tại có nội dung đó, gõ nhầm URL…
  • Category: Thuật ngữ ám chỉ trang chuyên mục trong Wordpress. Sử dụng nó để nhóm các bài viết trong blog thành từng chủ đề khác nhau.
  • Tên miền WordPress: Hay gọi là domain WordPress, là một địa chỉ tùy chỉnh cho website hay blog của bạn, cho phép bạn lưu trữ tại tài khoản wordpress.com
  • ….

Có nên dùng WordPress để thiết kế website không?

Việc lựa chọn nên hoặc không nên sử dụng tùy thuộc vào mỗi người. Dù là nền tảng nào nó cũng tồn tại điểm ưu và nhược khác nhau. Dưới đây, cùng đi tìm hiểu rõ hơn để đưa ra quyết định lựa chọn nên dùng Wordpress không.

Lợi ích WordPress mang lại là gì?

Wordpress đang dần trở nên phổ biến, các lợi ích khi sử dụng mã nguồn mở này là điều không thể bàn cãi. Một số ưu điểm khi sử dụng WordPress là:

  • Dễ sử dụng cho mọi đối tượng: Sự ra đời của WordPress hướng đến tất cả các đối tượng người dùng. Bởi vậy, nền tảng có giao diện đơn giản, dễ hiểu và dễ sử dụng. Các thao tác cũng đơn giản để người dùng vận hành tự thiết lập website mà không cần nhiều kiến thức lập trình nâng cao.
  • Các quản trị web dễ quản lý: Hệ thống quản trị được thiết kế đơn giản dễ sử dụng. Các tính năng được sắp xếp dễ hiểu, khoa học và thân thiện người dùng.
  • Hỗ trợ SEO tốt: Các công cụ mặc định dễ giúp SEO website hơn và nhanh hơn.
  • Hỗ trợ nhiều ngôn ngữ: WordPress hỗ trợ 169 ngôn ngữ khác nhau, trong đó có tiếng Việt. Trong mỗi giao diện hay plugin đa ngôn ngữ trong wordpress đều cho phép người dùng chuyển đổi nhiều loại ngôn ngữ khác nhau để tiện việc sử dụng.
  • Tạo sự đa dạng cho website: Hỗ trợ nhiều theme có sẵn, đồ sộ có thể thiết kế tạo nên nhiều loại website.
  • Tiết kiệm chi phí: Nếu bạn tự thiết kế website WordPress thì chi phí không quá nhiều, chỉ tốn tiền mua hosting và tên miền. WordPress là mã nguồn mở, miễn phí nên hoàn toàn không tốn phí code. Hơn nữa, sử dụng các theme và plugin có sẵn miễn phí hoặc chi phí không quá nhiều.
  • Được nhiều người sử dụng: Một cộng đồng người dùng WordPress rộng lớn sẽ giúp bạn học hỏi các mẹo vặt hoặc thủ thuật dành cho WordPress từ nhiều người dùng khác.

Hạn chế khi sử dụng WordPress

Bên cạnh những điểm ưu thì WordPress tồn tại một số điểm hạn chế. Chẳng hạn:

  • Tính bảo mật không cao: Mã nguồn dễ bị xâm nhập nên vấn đề đảm bảo an toàn dữ liệu không cao
  • Tốc độ xử lý dữ liệu tương đối: WordPress được xem là có hiệu suất tương đối thấp trong việc xử lý các dữ liệu có dung lượng lớn hoặc multisite
  • Xung đột giữa các plugin: Mặc dù, thao tác thực hiện đơn giản nhưng nếu cài đặt quá nhiều plugin hoặc cài không đúng cách sẽ dẫn đến việc xung đột xảy ra.
  • Chỉ phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoặc chi phí sử dụng thấp: Bởi vì hiệu suất xử lý các CSDL dung lượng lớn không cao nên không phù hợp với các doanh nghiệp có dung lượng server lớn.

Tóm lại: Từ phân tích trên có thể thấy việc sử dụng WordPress phần ưu điểm chiếm nhiều hơn. Bởi vậy, mọi người nên cài đặt WordPress để sử dụng. Nhưng, việc quyết định nên dùng hay không cũng phụ thuộc vào từng quyết định của mọi người. Dựa vào nhu cầu hoặc các yếu tố khác để có một quyết định đúng đắn nhất.

Có mấy loại WordPress?

Hiện nay, bạn có thể thấy WordPress sẽ có hai loại chính là WordPress.com và WordPress.org. Thoạt đầu, bạn sẽ thấy được chúng khác nhau ở phần đuôi nhưng hai loại này còn khác nhau ở các đặc điểm khác.

sự khác biệt giữa các loại wordpress là gì
So sánh sự khác biệt giữa WordPress.com và WordPress.org là gì?

Sự khác biệt giữa WordPress.com và WordPres.org là gì?

Dưới đây là bảng so sánh một số đặc điểm khác biệt giữa 2 loại WordPress cho bạn tham khảo.

Wordpress.com

Wordpress.org

Là nhà cung cấp dịch vụ tạo lập và quản lý website với nhiều mục đích khác nhau như viết blog, web bán hàng, web tin tức… Đây là dịch vụ tạo blog lớn nhất trên thế giới.

Là website chính thức của nhà phát hành bộ mã nguồn WordPress. Cho phép tải về file mã nguồn WordPress và tự cài đặt lên host để tạo website/blog. Do đó, người ta gọi dạng này là WordPress tự host

Sau khi đăng ký tài khoản có thể sử dụng ngay. Không cần bỏ tiền ta mua hosting hoặc tên miền. Được miễn phí nhưng có giới hạn dung lượng là 3GB với subdomain của wordpress.com

Bạn phải bỏ tiền ra mua hosting và tên miền để sử dụng

Bạn có thể upload và giới hạn theme sử dụng. Tốn thêm khoản phí để có thể sử dụng chỉnh sửa code

Tự upload theme miễn phí, trả phí, theme tự chỉnh sửa theo ý của mình

Website hoạt động trực tiếp nên không cần quan tâm vấn đề bảo mật, backup dữ liệu, hệ thống đường truyền…

Tự chịu trách nhiệm về cập nhật, tối ưu, chống spam, sao lưu…

Không cho phép người dùng cài đặt plugin hoặc theme bên ngoài, chỉ được sử dụng các giao diện miễn phí có sẵn

Có thể sử dụng mọi plugin, cho phép thêm bất kỳ tính năng cho website

Không được phép đặt banner trên website. Khi đạt 25.000 lượt xem/tháng thì cần nộp đơn xin phép

Có thể kiếm tiền từ việc đặt banner quảng cáo, affiliate link hoặc bất cứ gì bạn muốn

Nên sử dụng loại WordPress nào?

Thông qua bảng so sánh trên, mọi người có thể đưa ra sự lựa chọn của mình. Theo ý kiến chuyên gia, Wordpress.org là nền tảng đáng sử dụng so với Wordpress.com. Nền tảng phù hợp với mọi đối tượng sử dụng từ blogger chuyên nghiệp đến doanh nghiệp nhỏ, thậm chí là cả các thương hiệu lớn.

Tóm lại, nếu bạn là một blogger cá nhân, không quan tâm đến việc kiếm tiền thì nên chọn Wordpress.com. Ngược lại, nếu bạn muốn phát triển một blog như một nghề nghiệp của bạn thì nên sử dụng WordPress.org

Các nhận định sai lầm về WordPress

Các website đơn giản mới dùng WordPress

Có thể thấy, nhiều người xây dựng website WordPress với chi phí thấp nhưng điều này không có nghĩa là không chất lượng. Các nhà phát triển nền tảng hướng tới tất cả các đối tượng khách hàng, dù là doanh nghiệp nhỏ hoặc lớn đều có thể sử dụng nếu có nhu cầu.

Đã có nhiều thương hiệu có tiếng như MTV News, TechCrunch… đã dùng WordPress. Không phải họ coi nó rẻ mà lại vì sự linh hoạt trong thiết kế front-end và các tính năng back-end mã nguồn mở mạnh.

WordPress chỉ dành cho người không biết hoặc mới bắt đầu lập trình

Dĩ nhiên, với người không biết lập trình hoặc mới bắt đầu sử dụng WordPress thì đây là sự lựa chọn tốt nhất. Thông qua việc sử dụng đơn giản, các tính năng có sẵn, kho thư viện giao diện phong phú và plugin hỗ trợ đủ để làm một website.

Tuy nhiên, với những người biết code thì càng tốt. Bởi, WordPress có phần lõi mã nguồn rất mạnh nếu không tìm hiểu và khắc phục thì sẽ gặp một số vấn đề. Ngoài ra, họ còn sử dụng các tính năng tuyệt vời của WordPress mở rộng để mang lại hiệu quả tối ưu.

Dùng website WordPress chạy cực chậm, tính trải nghiệm người dùng không tốt

Thật ra, không chỉ website WordPress mà các website khác cũng có thể chạy chậm. Đơn giản, việc tốc độ tải trang chậm xuất phát từ nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan như hosting chậm, mạng yếu… hoặc các lập trình viên chưa tối ưu website đúng cách.

WordPress có thể làm được mọi thứ

WordPress chỉ là một mã nguồn mở được viết bằng PHP và MySQL giúp thiết kế website đa dạng như blog, trang tin tức, trang bán hàng… Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là chúng giúp bạn tạo bất kỳ website nào trong vài bước đơn giản.

Trước hết là bạn phải tìm hiểu thật kỹ lưỡng về mã nguồn WordPress. Kể cả khi có các theme hay plugin có sẵn thì việc sử dụng khá phức tạp. Bạn thấy đó, không phải tự nhiên mà các công ty thuê lập trình viên có kinh nghiệm về WordPress. Khi đó, bạn có thể tùy chỉnh trang web WordPress tốt hơn.

Các Plugin hỗ trợ cho WordPress là gì?

Dưới đây là một số plugin hữu ích hỗ trợ tốt nhất trên website WordPress cần phải cài đặt. Cụ thể như sau:

  • Yoast SEO/Rank math: Hỗ trợ việc thiết lập tối ưu hiệu quả cho SEO như tối ưu title, description, link…
  • Jetpack: Plugin giúp bạn thống kê lưu lượng truy cập trang web theo ngày, tuần và tháng. Đồng thời, hỗ trợ các tính năng khác như giảm dung lượng ảnh, tăng tính bảo mật web…
  • Akismet: Sử dụng plugin ngăn chặn spam bình luận trong website WordPress
  • WP Super cache: plugin giúp tăng tốc độ cho website
  • iTheme Security: một plugin bảo mật an toàn dữ liệu của WordPress.
  • Google XML Sitemaps: Hỗ trợ người dùng tạo sitemap cho website. Điều này sẽ giúp ích cho Google đánh giá cao website của bạn
  • ReplyMe: Plugin thông báo khi có người bình luận trên website của bạn
  • TinyMCE Advanced: plugin chuyên về soạn thảo văn bản trên WordPress. Hiện nay, plugin này đã cải tiến để văn bản của bạn trở nên chuyên nghiệp hơn
  • EWWW Image Optimizer: Plugin giúp giảm dung lượng ảnh nhưng giữ nguyên chất lượng ảnh cho bạn. Điều này đảm bảo tăng tốc độ load của website
  • Contact form 7: Sử dụng plugin giúp bạn tạo ra những mẫu form liên lạc trên website
  • Thrive Leads: Là plugin giúp bạn thực hiện email marketing cho website.
  • Social Snap: Plugin hay để share lên mạng xã hội
  • WooCommerce: Plugin được dùng trong việc bán hàng trực tuyến, xây dựng cửa hàng thương mại điện tử. Plugin này hỗ trợ bạn bán hàng một cách đơn giản. Đồng thời, WooCommerce còn bao gồm thư viện extension khá là to lớn, đa dạng giá cả.
  • Elementor: Plugin Page Builder có khả năng hỗ trợ người dùng tạo ra các trang Wordpress đẹp, thẩm mỹ thông qua các thao tác kéo thả đơn giản
  • ….

Câu hỏi thường gặp

WordPress được viết bằng ngôn ngữ gì?

Theo phân tích phía trên, WordPress được viết bằng ngôn ngữ PHP. Là ngôn ngữ script phía server đa năng, đa mục đích nhưng chủ yếu được sử dụng để tạo nội dung động trên website. Nó rất thích hợp với các website và có thể nhúng vào trang HTML dễ dàng.

Nên chọn website WordPress hay web code tay?

Bạn có thể thấy việc sử dụng mã nguồn mở WordPress hay code tay đều có những điểm ưu và nhược điểm riêng. Nếu bạn không có quá nhiều kiến thức website hoặc muốn tạo các website đơn giản, không quan trọng quá cao về mức độ bảo mật thì WordPress là sự lựa chọn hoàn hảo. Ngược lại, khi đã có khả năng lập trình hiểu code thì có thể tự tay xây dựng nó sẽ tốt hơn.

Mức chi phí sử dụng website WordPress bao nhiêu?

So với việc thuê dịch vụ thiết kế website thì tự mình tạo một website bằng WordPress sẽ tiết kiệm được kha khá chi phí. Thường một blog/website WordPress không yêu cầu quá cao thì mức chi phí tầm 1.000.000 VND/Năm gồm phí duy trì tên miền, thuê hosting. Chưa kể, nhiều nhà cung cấp hosting tổ chức các đợt giảm giá. Về mã nguồn, theme hoặc plugin hoàn toàn miễn phí.

Người mới bắt đầu nên dùng WordPress không?

Thường thì người mới bắt đầu thiết kế website sẽ lựa chọn việc dùng WordPress. Bởi nền tảng linh hoạt, mạnh mẽ và dễ dàng thao tác. Đây cũng có thể là cách bạn bắt đầu trải nghiệm với mã nguồn miễn phí. Khi đó có kinh nghiệm rồi thì có thể tối ưu nó cao hơn hoặc sử dụng mã nguồn khác.

Như vậy, bài viết trên chia sẻ thông tin chi tiết và cụ thể nhất cho bạn đọc về Wordpress là gì. Hy vọng, nó sẽ có ích cho mọi người và đưa ra quyết định cho riêng mình. Chúc các bạn sớm tạo được trang web của riêng mình.

0/5 - (0 bình chọn)

Xin chào! Tôi là Linh Dang, một người yêu màu hồng và thích mang đến sự vui tươi, yêu đời trong mọi hoạt động của mình. Tôi là một chuyên viên SEO đầy nhiệt huyết tại Gofiber. Với niềm đam mê về màu hồng và sự vui tươi, tôi luôn tạo ra môi trường làm việc tích cực và đầy cảm hứng. Tôi tin rằng việc yêu đời và mang tính vui vẻ vào công việc sẽ tạo nên những thành công đáng nhớ. Phương châm của tôi là sự chân thật. Tôi tin rằng việc truyền tải thông điệp và nội dung chân thật là chìa khóa để kết nối và gây ấn tượng với khách hàng. Tôi luôn cố gắng thể hiện sự chân thật trong mọi việc làm và tạo ra nội dung gần gũi và thân thiện. Với tư duy sáng tạo và khả năng tìm kiếm niềm vui trong công việc, tôi là một chuyên viên SEO đầy nhiệt huyết. Tôi sẵn lòng hỗ trợ và chia sẻ kiến thức để giúp bạn đạt được thành công trong việc xây dựng và phát triển chiến lược SEO. Nếu bạn đang tìm kiếm sự tư vấn và hỗ trợ về SEO, hãy đồng hành cùng tôi. Tôi sẽ mang đến sự vui tươi và nhiệt huyết trong công việc, cùng với sự chân thật và sự tận tụy. Cảm ơn bạn đã đọc bio giới thiệu của tôi. Hãy liên hệ với tôi nếu bạn cần sự hỗ trợ và tư vấn trong lĩnh vực SEO. Tôi mong muốn được gặp gỡ và làm việc cùng bạn để tạo nên những kết quả tốt nhất.

Có thể bạn quan tâm

 CVE là gì? Tầm quan trọng của CVE trong việc chống lại Zero-day

 CVE là gì? Tầm quan trọng của CVE trong việc chống lại Zero-day

CVE là gì? CVE là từ viết tắt của Common Vulnerabilities and Exposures - hệ thống nhận diện va theo dõi các lỗ hổng bảo mật trong phần mềm và hệ thống máy tính. Cùng tìm hiểu chi tiết tại đây!

GPT-4o là gì? Tìm hiểu sức mạnh vượt trội của GPT-4o

GPT-4o là gì? Tìm hiểu sức mạnh vượt trội của GPT-4o

Sự ra đời của GPT 4o đã giúp người dùng tối ưu hóa lượng lớn công việc. Vậy, GPT 4o là gì? Hãy cùng Gofiber tìm hiểu qua bài viết được chia sẻ tại đây!

Tìm hiểu điểm khác biệt giữa hai giao thức IPv4 vs IPv6

Tìm hiểu điểm khác biệt giữa hai giao thức IPv4 vs IPv6

IPv6 vs IPv4 đều là những giao thức được sử dụng để quản lý và phân phối địa chỉ IP trên internet nên sẽ có những điểm giống và khác đặc trưng. Cùng Gofiber tìm hiểu chi tiết tại đây!

IPv6 là gì? Tất tần tật kiến thức về IPv6

IPv6 là gì? Tất tần tật kiến thức về IPv6

Với sự gia tăng nhanh chóng của các thiết bị kết nối internet, IPv6 đã ra đời để thay thế IPv4 trước đó. Vậy, IPv6 là gì? Làm cách nào để chuyển từ IPv4 sang IPv6? Cùng tìm hiểu câu trả lời tại đây!