Marketing tập trung là gì?
Marketing tập trung (Concentrated Marketing) là một trong những chiến lược marketing khi doanh nghiệp muốn tập trung nhân lực, tài chính để phục vụ cho một nhóm phân khúc thị trường nhất định. Chiến lược này nhằm tăng tính cạnh tranh trong phân khác thị trường đó của doanh nghiệp và họ có cơ hội đứng vững trên thị trường hơn.
Đối với chiến lược Concentrated Marketing, các doanh nghiệp sẽ phải giảm nguồn nhân lực, nhưng đồng thời cũng cần “cải tiến” số nhân lực còn lại có tính cá nhân hóa hơn.
Ví dụ: thương hiệu mỹ phẩm Cocoon hướng tới dòng mỹ phẩm chất lượng cao, thuần chay nên phù hợp với phân khúc khách hàng muốn chăm sóc làn da đồng thời muốn bảo vệ động vật, hạn chế các thí nghiệm không cần thiết trong ngành mỹ phẩm.
Doanh nghiệp nào có thể sử dụng chiến lược marketing tập trung?
Về cơ bản, chiến lược marketing tập trung là doanh nghiệp sẽ chỉ chú trọng lực lượng để kinh doanh các mặt hàng cho một nhóm khách hàng cụ thể. Nhưng liệu có phải doanh nghiệp nào cũng có thể áp dụng chiến lược tiếp thị này hay không? Thực tế là không.
Marketing tập trung phù hợp nhất chỉ dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Lợi thế của nhóm doanh nghiệp này là đội ngũ nhân sự “vừa đủ” để có thể thay thế từ kinh doanh mặt hàng diện rộng sang tập trung vào một nhóm khách hàng. Bên cạnh đó, khi doanh nghiệp hoạt động được trong một nhóm thị trường, họ có cơ hội đứng vững và ít bị cạnh tranh.
Bên cạnh đó, những doanh nghiệp nào có mục tiêu bao phủ thị trường trong thời gian xâm nhập thị trường mới thì marketing tập trung cũng là chiến lược nên áp dụng. Bởi nó có thể giúp doanh nghiệp xác định mức độ tiềm năng và phù hợp của thị trường đối với họ để xác định ngân sách đầu tư cho tương lai.
6 bước xây dựng chiến lược marketing tập trung
Chiến lược marketing tập trung được thực hiện thông qua 6 bước cơ bản, bao gồm:
-
Bước 1 - Nghiên cứu thị trường: đầu tiên, doanh nghiệp sẽ xác định thị trường ngách nào phù hợp với sản phẩm và phân khúc đang hướng đến. Hãy lưu ý đến các yếu tố như tài chính, nguồn lực, khả năng…
-
Bước 2 - Xác định khách hàng mục tiêu: doanh nghiệp có thể kết hợp các dữ liệu của thị trường như nhu cầu khách hàng, đặc điểm tiêu dùng… để tìm nhóm khách hàng phù hợp. Ví dụ: nếu bạn đang muốn kinh doanh dược phẩm nhưng lại chưa đủ nguồn lực để cạnh tranh thì bạn có thể tập trung tiếp thị theo ngách như dược mỹ phẩm, mỹ phẩm mẹ và bé… TPCN cho mẹ và bé… Bạn có thể tham khảo: 7 phương pháp phân loại khách hàng hiệu quả để phân nhóm và xác định khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp muốn hướng đến.
-
Bước 3 - Xác định nền tảng khách hàng đang sử dụng: tiếp theo, hãy tìm kiếm đối tượng khách hàng đang sử dụng sản phẩm tương tự hoặc tiếp cận thông tin liên quan sản phẩm của bạn là những kênh nào. Từ đó, bạn có thể chọn các kênh marketing phù hợp để quảng cáo bản thân đến khách hàng.
-
Bước 4 - Lên kế hoạch marketing: ở giai đoạn này, bạn bắt đầu tạo kế hoạch dành cho đối tượng mục tiêu và phân khúc khách hàng. Những chiến dịch tiếp thị cần mang lại thông điệp, sự nhất quán và phù hợp với ngành hàng kinh doanh để có thể tiếp cận khách hàng theo hướng tốt nhất.
-
Bước 5 - Lập kế hoạch cho chiến lược marketing tập trung: tiếp theo, bạn cần lập bảng kế hoạch cho chiến dịch marketing hoàn chỉnh nhất. Tập trung vào quảng cáo đa phương tiện như quảng cáo thông qua mạng xã hội Facebook, Tiktok và kết hợp cùng nhiều hình thức tiếp thị khác để tối đa hiệu quả.
-
Bước 6 - Bắt đầu và theo dõi chiến lược: khi bắt đầu chiến lược, hãy theo dõi và phân tích kết quả để nhanh chóng khắc phục lỗ hổng tiếp thị.
4 ví dụ về chiến lược marketing tập trung
Để giúp bạn hiểu rõ hơn về chiến lược marketing tập trung, dưới đây là 4 ví dụ điển hình nhất mà bạn có thể tham khảo:
Tập đoàn bánh Kinh Đô
Thương hiệu bánh Kinh Đô được thành lập vào năm 1993 và được xem là một trong những thương hiệu thực phẩm hàng đầu tại Việt Nam. Kinh Đô nổi tiếng nhất với dòng bánh Trung thu nhờ vào chất lượng, mẫu mã, độ phủ sóng thương hiệu.
Kinh Đô đã định vị dòng sản phẩm bánh trung thu là sản phẩm mang lại giá trị vật chất lẫn tinh thần. Nó vừa là món bánh ngon, mang đậm tinh thần dân tộc, không khí Tết Trung Thu vừa là loại sản phẩm quà biếu phù hợp trong dịp lễ này. Chính vì thế, dù Trung Thu chỉ diễn ra một ngày duy nhất nhưng Bánh trung thu Kinh Đô vẫn là “tượng đài” trong lòng người yêu thích món bánh truyền thống Việt Nam này.
Các chiến dịch marketing của thương hiệu thường diễn ra từ 1 tháng trước Trung Thu với các hình thức khác nhau như:
-
Xây dựng các kiot bán hàng trên khắp cả nước ở những vị trí trung tâm thành phố, các kiot này dễ dàng xây dựng và tháo dỡ nếu không cần đến nữa.
-
Quảng cáo trên truyền hình vào khoảng khung 6 - 7 giờ chiều (giờ cơm của hầu hết gia đình Việt Nam).
-
Thực hiện các quảng cáo trên mạng xã hội, truyền thông nhằm phủ sóng sản phẩm.
Thương hiệu Hermès
Hermès là nhà mốt xa xỉ Pháp thành lập vào năm 1837 chuyên về mặt hàng phụ kiện, nội thất gia đình, trang sức, nước hoa, đồ da, quần áo may sẵn, đồng hồ. Mô hình của Hermès gắn bó với hình thức kinh doanh truyền thống thay vì sản xuất hàng loạt, cơ giới như hầu hết các thương hiệu khác. Mọi mặt hàng của Hermès đều được sản xuất tại Pháp và trong các xưởng cỡ trung bình và chất lượng hàng hóa luôn được đề cao.
Nhóm khách hàng mà Hermès hướng đến chủ yếu là nhóm người có thu nhập cao, sẵn sàng chi trả cho các mặt hàng xa xỉ từ hàng chục đến hàng triệu đô. Nhờ lối kinh doanh này mà dù mặt hàng của Hermès sản xuất từ các xưởng cỡ trung nhưng luôn được đại đa số người tiêu dùng mong muốn sở hữu.
Thương hiệu mỹ phẩm thuần chay Cocoon
Cocoon là thương hiệu mỹ phẩm thuần chay thành lập vào năm 2013 và được biết đến là doanh nghiệp tiên phong khi chọn lối đi thuần chay và sử dụng nguồn nguyên liệu thiên nhiên trong nước. Mỹ phẩm Cocoon hướng đến sự lành tính, an toàn và thân thiện với thiên nhiên, ít hóa chất.
Các chiến dịch quảng cáo của Cocoon xoay quanh vấn đề thiên nhiên, bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, giá thành ở tầm trung cũng phù hợp với đại đa số người tiêu dùng Việt Nam.
Thương hiệu Dove
Dove ban đầu là một thương hiệu chăm sóc cá nhân của Mỹ từ Unilever - một tập đoàn sở hữu hơn 40 thương hiệu khác nhau, trải dài từ nhiều phân khúc khách hàng. Đối với Dove, thương hiệu này tập trung vào việc chăm sóc cơ thể của khách hàng. Vì vậy mà sản phẩm của thương hiệu này hướng đến sự êm dịu, ít hóa chất.
Trong hầu hết các chiến dịch quảng cáo, Dove sử dụng các diễn viên có ngoại hình đẹp để kết nối với thương hiệu. Nhờ đó, sự kết nối giữa người tiêu dùng và thương hiệu trở nên gần gũi hơn.
Chiến lược marketing tập trung khá phổ biến trong kinh doanh, thậm chí nhiều doanh nghiệp có thể phát triển, tạo vị thế riêng cho mình nhờ vào nó. Hy vọng những kiến thức ở trên có thể giúp bạn có thêm ý tưởng để cải thiện thương hiệu của mình, chúc bạn thành công.
>> Xem thêm bài viết: Chiến lược toàn cầu là gì?