Content Angle là gì?
Content angle (tiếp cận chủ đề hoặc góc nhìn) là cách triển khai một nội dung (hoặc chủ đề) nào đó dưới những tình huống, nhân vật hay góc nhìn khác nhau để cho ta có thể tiếp cận nội dung theo nhiều cách mới hơn. Mục đích của phương pháp này là định hướng khi phát triển nội dung như video, bài đăng trên mạng… trước khi tạo bài đăng thực tế chi tiết.
Yếu tố xây dựng content angle
Content angle tạo nên “tông màu” cho toàn bộ nội dung đăng tải và có thể khiến doanh nghiệp trở nên “khác biệt” so với các thương hiệu khác có cùng chủ đề. Nhưng phải truyền tải thông điệp theo cách nào mới là điều gây khó khăn cho đội ngũ marketing. Cùng với đó, content angle “hoàn hảo”, đầy tiềm năng cần phải đáp ứng các yếu tố dưới đây để có thể kết nối với khách hàng:
Góc nhìn tác phẩm phải dễ hiểu
Góc nhìn của “tác phẩm’’ từ content angle phải thật thú vị với khán giả thì chiến dịch marketing mới đi đúng hướng. Tuy nhiên, sự thú vị mà khách hàng trải nghiệm phải thực tế với cuộc sống của họ.
Vậy làm cách nào để đánh giá mức độ “dễ hiểu” của content angle? Thông thường, doanh nghiệp cần dựa vào lượng tương tác, khen chê, review, các đóng góp ý kiến của khách hàng về sản phẩm/ dịch vụ.
Giải quyết được “nhu cầu” của khách hàng
Bất kỳ khách hàng tiềm năng nào bị thu hút bởi content angle mà doanh nghiệp tạo ra, tức là họ đang mong nội dung đó phải xứng đáng với thời gian họ bỏ ra. Về cơ bản, bạn phải giải quyết được vấn đề, nhu cầu mà họ đang muốn được giải quyết.
Hãy cho khách hàng thấy họ nhận được lợi như chất lượng, khả năng của sản phẩm, thông điệp truyền tải… Họ sẽ cảm thấy bạn chính là “cứu tinh” của mình và bắt đầu có mong muốn “chốt đơn”.
Ví dụ: Quảng cáo sữa tắm Enchanteur xuất hiện thường xuyên trên truyền hình với thông điệp về “hương thơm bay xa” đã giải quyết được mong muốn của một bộ phận khách hàng nữ cần loại sữa tắm giá rẻ, mùi thơm và lưu hương lâu.
Có tính nguyên bản
Một yếu tố khác của content angle cũng cực kỳ quan trọng không kém là “sự nguyên bản” trong bất kỳ nội dung nào. Tức là doanh nghiệp cần có sự đặc trưng, chưa ai từng làm trước đó. Những nội dung tổng hợp cơ bản, giới thiệu sản phẩm chỉ khiến khách hàng nhám chán và chưa chắc họ sẽ nhớ đến bạn trên hằng hà sa số những thương hiệu tương tự.
Bên cạnh đó, nếu bạn đang đi theo hướng marketing online thì tính đặc trưng trong mỗi video, bài viết cũng là yếu tố khiến Google xếp hạng nội dung cao hơn.
Vậy làm cách nào để luôn có ý tưởng mới? Bạn có thể thử một số mẹo sau:
-
Cập nhật tin tức mới nhất trong ngành bằng cách tham gia các sự kiện, tóm tắt tài liệu, tham gia các group cùng một lĩnh vực trên mạng xã hội.
-
Nghiên cứu từ khóa và tìm hiểu các chủ đề liên quan.
-
Trò chuyện cùng nhân viên, những người thường xuyên tiếp xúc với khách hàng nhất, họ là những người biết rõ khách hàng đang có nhu cầu cho sản phẩm nào và biết được khách có “nỗi đau” nào.
Dễ tìm kiếm
Mọi nội dung bạn xây dựng cần phải được dễ dàng tìm thấy từ các công cụ tìm kiếm nhằm tăng độ phủ sóng, sự hiện diện cho thương hiệu. Những từ khóa mà bạn tìm kiếm (đã nói ở trên) thể hiện mức độ tìm kiếm và sự cạnh tranh của nhiều doanh nghiệp kinh doanh một lĩnh vực. Mặc dù nội dung bạn tạo sau nhưng cơ hội “lên top” của bài viết vẫn có thể nếu nội dung bạn xây dựng mới mẻ, tốt hơn những trang đầu tiên.
Có thể chia sẻ rộng rãi
Một số khán giả sẽ cảm thấy hào hứng, muốn được giới thiệu nội dung mà họ đọc được đến với bạn bè, người thân hoặc đồng nghiệp. Những nội dung độc nhất, thú vị cần được tạo điều kiện để người đọc chia sẻ. Nhờ đó, mức độ tương tác (bình luận, lượt thích, chia sẻ…) tăng lên, doanh nghiệp có thể đo lường các chỉ số này để tính toán độ hiệu quả của content angle.
Cách tạo một content angle ấn tượng
Nhìn chung, một content angle ấn tượng với người đọc thường được xây dựng từ một trong các cách viết sau:
#1. Bài viết từ chuyên gia hoặc người có sức ảnh hưởng
Bài viết từ những chuyên gia trong một lĩnh vực hoặc từ những người có sức ảnh hưởng thường thu hút và có độ tin cậy cao đối với một lượng lớn đọc giả. Những bài viết này cũng là cách hiệu quả để website có “tên tuổi” trên Google.
Ví dụ: website của Gofiber có đội ngũ nhân viên xây dựng bài viết có kinh nghiệm trong lĩnh vực.
#2. Bài viết so sánh
Ví dụ trong lĩnh vực mỹ phẩm, cùng một phân khúc giá nhưng có nhiều thương hiệu khác nhau khiến người tiêu dùng bối rối chưa biết nên chọn sản phẩm nào. Đây là lúc những bài viết so sánh thực sự phát huy khả năng.
Về cơ bản, những bài viết dạng này sẽ đưa ra những đánh giá, so sánh giữa hai hoặc nhiều sản phẩm với nhau để người dùng dễ dàng đưa ra quyết định mua hàng hơn. Thay vì họ phải thử từng sản phẩm thì chỉ cần click tìm một vài thông tin là đã tìm được những đánh giá, gợi ý, so sánh từ người dùng trước.
Lưu ý: bài viết về so sánh chỉ nên diễn ra đối với doanh nghiệp bán lẻ, đại lý của nhiều nhãn hàng khác nhau. Phía thương hiệu thường tránh tạo nội dung dạng này vì có thể gặp nguy cơ về bản quyền.
#3. Bài viết giải quyết được vấn đề
Những bài viết chạm được vào “nỗi đau” của khách hàng thường có khả năng thành công cao và mang lại tiềm năng lớn cho lưu lượng truy cập.
Ví dụ: vào mùa hè, nhu cầu tìm mua kem chống nắng tăng cao vì nhiều người cần bảo vệ da, một số người đang bị sạm nám, đồi mồi da có thể cần những loại kem chống nắng “cao cấp” hơn. Nếu nắm được tâm lý mua hàng này, cơ hội để nhà bán hàng xây dựng và giới thiệu sản phẩm giải quyết được nhu cầu này và bán được cho người tiêu dùng rất cao.
#4. Bài viết về hỏi đáp
Dạng bài viết hỏi đáp có ưu điểm lớn nhất là sẽ giải quyết được thắc mắc của khách hàng cũ lẫn khách hàng tiềm năng. Những bài viết giải đáp nào có câu trả lời chi tiết, ít người nghĩ đến thì cơ hội doanh nghiệp được nhiều người theo dõi sẽ cao hơn, lưu lượng truy cập lớn hơn và được nhiều người chia sẻ rộng rãi hơn.
Ví dụ: Bài viết trả lời hỏi đáp về sự khác nhau giữa sản phẩm BHA của Obagi và BHA của Drceutic.
#5. Bài viết hướng dẫn
Bài viết hướng dẫn thường hướng đến nhóm người đọc chưa có kinh nghiệm trong một lĩnh vực cụ thể. Nhờ đó, người đọc sẽ làm việc hiệu quả hơn, tiết kiệm thời gian hơn. Nhiều blogger xây dựng dạng bài viết này và đạt khá nhiều thành công, tuy nhiên, một số lĩnh vực có thể bão hòa dạng bài hướng dẫn, vì thế người xây dựng cần sáng tạo theo những “ngách nhỏ” hơn.
Ví dụ: bài viết hướng dẫn cách dùng sữa rửa mặt có thể đã quá phổ biến, vì thế người viết bài có thể tạo những nội dung mới như “cách dùng sữa rửa mặt cho da dầu” hoặc “cách dùng sữa rửa mặt để không bị khô da sau khi dùng”.
Bên cạnh đó, hãy kết hợp hình ảnh, video hướng dẫn trực quan vào bài viết cũng là cách hiệu quả để tăng tương tác cho người dùng. Đôi khi một số đọc giả không thích đọc mà họ chỉ muốn xem video hoặc hình ảnh tóm tắt cách dùng.
#6. Bài viết trích dẫn
Dạng bài viết trích dẫn là những bài “tái xuất bản” thông qua ebooks hoặc tài liệu sẵn có. Tuy nhiên, bài viết trích dẫn thường dễ gặp tình trạng trùng unique với trang khác (trường hợp có trang đã sở hữu nội dung đó rồi) thì nguy cơ bạn bị Google cảnh cáo khá cao.
Ví dụ: trang Y khoa Phước An đăng mục “thư viện sức khỏe” là toàn bộ nội dung của “Dược thư”.
#7. Bài dựa vào nghiên cứu
Những bài viết lấy nội dung từ những bài nghiên cứu thường được tin tưởng cao hơn. Về cơ bản, bài viết mà bạn xây dựng phải dựa trên nghiên cứu, khảo sát và lập luận từ những nhà khoa học, nghiên cứu. Dạng bài viết dựa vào nghiên cứu thường áp dụng cho chủ đề sức khỏe, chăm sóc sắc đẹp, năng lượng, trí tuệ nhân tạo và môi trường.
Xem thêm: [10+] công thức viết content hấp dẫn thu hút độc giả
Gợi ý content angle theo một số lĩnh vực
Để giúp bạn hình dung dễ dàng hơn về content angle, dưới đây là một số gợi ý mẫu về phương pháp content này rất nổi tiếng tại Việt Nam.
Lĩnh vực F&B
Highlands Coffee đã kịp thời “bắt trend” tạo tranh anime AI. Bài quảng cáo này không gây nhiều tranh cãi do Highlands Coffee không hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật nên được rất nhiều người xem hưởng ứng. Thậm chí, bài viết đạt được 3,8 nghìn người thả “like”, 221 comment và 28 lượt chia sẻ.
Nhóm ngành bán lẻ
Một số ví dụ về content angle trong nhóm ngành bán lẻ:
Ngành dược mỹ phẩm
Nhãn hàng mỹ phẩm Paula’s Choice đã có một bài đăng trên Facebook chia sẻ chủ đề “Sản phẩm BHA nền cồn tăng khả năng kích ứng da lên tới 90%”. Hình ảnh kèm theo status này là hai sản phẩm BHA so sánh lẫn nhau. Tuy nhiên, sẽ không có gì đáng nói nếu một trong hai hình ảnh lại “thoát ẩn thoát hiện” bóng dáng của “đối thủ” Paula’s Choice.
Mặc dù đây có thể coi là “sự cố truyền thông” nhưng hiệu quả thu hút khách hàng, kể cả những ai chưa từng biết đến hai sản phẩm này ít nhiều cũng bắt gặp.
Ngành điện gia dụng
Những “người xanh” của Điện Máy Xanh là một trong những ví dụ “điển hình” thành công nhất của content angle. Nếu như trước đây, người ta bắt gặp thường xuyên những video quảng cáo Điện Máy Xanh trên truyền hình, Youtube với người mặc đồ bó xanh, hát “Ban muốn mua tivi… đến Điện Máy Xanh…” thì nay, đoạn video quảng cáo này trở nên huyền thoại đến mức ám ảnh đối với đại đa số người Việt.
Nói tóm lại, content angle là phương pháp mà bất kỳ thương hiệu kinh doanh nào cũng cần tìm hiểu đến nếu muốn phát triển, tạo những chiến dịch marketing hiệu quả. Hy vọng với những kiến thức ở trên, bạn có thể tự tạo nên những bài viết, video hợp thị hiếu và được nhiều người chú ý đến.
Gofiber là một công ty chuyên cung cấp dịch vụ SEO từ khóa và SEO tổng thể. Dịch vụ SEO từ khóa của Gofiber giúp khách hàng tìm kiếm và chọn lựa các từ khóa phù hợp nhất để tối ưu hóa trang web của họ. Trong khi đó, dịch vụ SEO tổng thể của Gofiber cung cấp các giải pháp tối ưu hóa toàn diện cho trang web, từ nội dung đến cấu trúc và liên kết. Gofiber cam kết mang lại cho khách hàng của mình các dịch vụ SEO uy tín, tin cậy và chuyên nghiệp.