Chiến lược toàn cầu là gì? Vì sao Mỹ thực hiện chiến lược toàn cầu?

Thứ Ba, 9/5/2023, 9:34:22 AM
Chiến lược toàn cầu là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng khi doanh nghiệp muốn phát triển, vượt xa trên toàn thế giới. Nhưng chiến lược về toàn cầu hóa là gì và đặc điểm của nó như thế nào? Nếu bạn vẫn chưa nắm rõ về nó, bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn, hãy cùng khám phá ngay nào!

Chiến lược toàn cầu là gì?

Chiến lược toàn cầu (Global Strategy) là một chiến thuật về cạnh tranh trong kinh tế được rất nhiều doanh nghiệp và tổ chức tham gia nhằm tăng lợi nhuận và giảm chi phí trên phạm vi toàn cầu. Nếu như doanh nghiệp chỉ hoạt động trong phạm vi địa phương, cơ hội tiếp cận với ít khách hàng thì khi tham gia vào chiến lược toàn cầu hóa, hoạt động kinh doanh được tiêu chuẩn và chi phí cạnh tranh thấp hơn.

Nhờ vào đó, người bán hàng có cơ hội tăng lợi nhuận và chi phí vận hành, giao dịch giảm đi. Cơ hội tiếp cận với nhiều khách hàng hơn, đa dạng hơn giúp doanh nghiệp phát triển bền vững.

Xây dựng chiến lược toàn cầu đang được nhiều doanh nghiệp quan tâm hiện nay
Xây dựng chiến lược toàn cầu đang được nhiều doanh nghiệp quan tâm hiện nay

6 đặc điểm của chiến lược toàn cầu

Chiến lược toàn cầu là cơ hội cho doanh nghiệp nhưng có không ít thách thức cần phải đối mặt. Để giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm này, dưới đây là 6 đặc điểm của một chiến lược về toàn cầu hóa:

  1. Tầm nhìn rõ ràng: tầm nhìn của chiến lược trên toàn cầu là kết nối nhiều nhà bán hàng và người mua theo quy mô toàn thế giới nhằm giúp xã hội tiếp cận hàng hóa theo cách tốt hơn, giá cả phải chăng và đa dạng hóa.

  2. Phạm vi rộng: chiến lược này được thực hiện trên nhiều lĩnh vực khác nhau như kinh tế, chính trị, khoa học, công nghệ và cả văn hóa.

  3. Tái định hướng tài nguyên: việc phân phối tài nguyên được thực hiện rõ ràng hơn nhằm đáp ứng các nhu cầu của xã hội trên phạm vi toàn cầu.

  4. Cơ hội và thách thức: chiến lược hóa toàn cầu mang lại nhiều cơ hội kết nối giữa người với người nhưng cũng gây không ít khó khăn như vấn đề cạnh tranh, việc sử dụng tài nguyên…

  5. Sự phối hợp: chiến lược này đòi hỏi sự phối hợp giữa các bộ phận như ngoại giao, vận chuyển từ nhiều quốc gia, tập đoàn,...

  6. Tính tương thích: chiến lược toàn cầu đòi hỏi sự tương thích giữa các mục tiêu cùng thỏa thuận quốc tế đang hiện hành.

6 đặc điểm của chiến lược về toàn cầu hóa trong kinh tế
6 đặc điểm của chiến lược về toàn cầu hóa trong kinh tế

Các loại hình chiến lược toàn cầu phổ biến

Hiện nay có 5 loại hình chiến lược toàn cầu phổ biến, bao gồm:

  • Expansion Strategy (chiến lược vươn ngoài): tức là doanh nghiệp mở rộng quy mô kinh doanh trên thị trường mới, sản phẩm phải cung cấp nhiều hơn, tỷ suất lợi nhuận tốt hơn, nhiều địa điểm truyền thông và thương mại điện tử hơn.

  • Focus Strategy (chiến lược tập trung): doanh nghiệp sẽ tập trung vào một lĩnh vực cụ thể để phát triển nó trên phạm vi toàn cầu.

  • Multinational Strategy (chiến lược đa quốc gia): doanh nghiệp tập trung xây dựng chi nhánh hoặc công ty con tại nhiều quốc gia khác nhau trên quy mô toàn thế giới, việc mở rộng quy mô phải phù hợp với văn hóa từng khu vực.

  • Global Standardization Strategy (chiến lược đa quốc gia thống nhất): doanh nghiệp phát triển sản phẩm/ dịch vụ có sự đồng nhất để giảm chi phí và tăng sự cạnh tranh.

  • Transnational Strategy (chiến lược đa vị trí sản xuất trên quốc gia): doanh nghiệp tập trung tối ưu hóa việc sản xuất và hoạt động kinh doanh trên toàn cầu bằng cách sử dụng nguồn nhân lực từ nhiều quốc gia khác nhau.

5 loại chiến lược về toàn cầu hóa
5 loại chiến lược về toàn cầu hóa

Lợi thế khi thực hiện chiến lược toàn cầu trong kinh doanh

#Mở rộng thị trường

Chiến lược toàn cầu là cơ hội để mọi doanh nghiệp có thể mở rộng thị trường sang quốc gia khác. Việc này giúp giảm rủi ro về phụ thuộc vào một thị trường duy nhất, không những thế, cơ hội tăng doanh số và lợi nhuận bán hàng cũng cao hơn do doanh nghiệp tiếp cận được nhiều khách hàng hơn.

Vậy việc mở rộng thị trường sang quốc gia khác có dễ dàng không? Hoàn toàn không, nhưng nếu doanh nghiệp làm được, thì cơ hội để đi đường dài với chiến lược toàn cầu hóa sẽ rất khả quan. Trước hết, việc tìm hiểu thị trường mới rất quan trọng, người nghiên cứu thị trường cần lưu ý đến các yếu tố như kinh tế, đối thủ cạnh tranh, khách hàng tiềm năng, pháp lý, văn hóa, nhu cầu mua hàng…Trước khi tìm cách phát triển sản phẩm để phù hợp với khách hàng.

Ngoài ra, việc tìm kiếm đối tác, nhà phân phối địa phương để mở rộng mạng lưới phân phối trong thị trường mới cũng quan trọng không kém. Hành động này giúp thương hiệu tăng độ tin cậy và giảm chi phí mạng lưới phân phối trong trường hợp chưa hiểu rõ thị trường khu vực.

Chiến lược toàn cầu hóa giúp mở rộng thị trường kinh doanh cho mọi doanh nghiệp
Chiến lược toàn cầu hóa giúp mở rộng thị trường kinh doanh cho mọi doanh nghiệp

#Lợi thế từ sự cạnh tranh

Sự cạnh tranh từ chiến lược toàn cầu khiến một số chi phí trong sản xuất giảm đi, chẳng hạn như chi phí lao động, nguồn nguyên liệu, tiêu chuẩn an toàn… Đây là cơ hội để doanh nghiệp có nguồn lực dồi dào nhưng chi phí thấp hơn:

  • Chi phí lao động thấp: một thị trường có mức lương thấp hơn so với thị trường khác, doanh nghiệp có thể tận dụng nơi “thấp” đó để làm nơi sản xuất và bán cho thị trường có mức thu nhập cao, như vậy lợi nhuận sẽ cao hơn nếu hoạt động trong quy mô địa phương.

  • Nguồn tài nguyên đa dạng, giá rẻ: một số thị trường cung cấp nguồn tài nguyên, nguyên liệu rất rẻ, chẳng hạn như Trung Quốc, Ấn Độ. Doanh nghiệp có thể tận dụng điều này để giảm chi phí nguyên liệu nhưng vẫn đảm bảo chất lượng phù hợp với thị trường đang nhắm tới.

  • Nguồn nhân lực đa dạng, giàu kinh nghiệm: nhiều nguồn nhân lực từ các nước khác có khả năng làm việc tốt mà bạn có thể không ngờ đến, chuyên môn làm việc của họ hiệu quả để nâng cao chất lượng và năng suất sản xuất. Sẽ thật “phí phạm” nếu một doanh nghiệp tham gia chiến lược toàn cầu nhưng không tận dụng được điều này.

  • Tiêu chuẩn an toàn thấp: một số khu vực sản xuất có tiêu chuẩn an toàn thấp hơn, chẳng hạn như tiêu chuẩn an toàn sản xuất đồ thuộc da của Ấn Độ thấp hơn châu Âu. Nhờ vào điều này mà doanh nghiệp có thể giảm chi phí sản xuất và nâng cao lợi nhuận tốt hơn.

Chi phí nhân công ở một số thị trường có giá rất thấp
Chi phí nhân công ở một số thị trường có giá rất thấp

#Giảm chi phí sản xuất

Cùng một sản phẩm, cùng một thương hiệu, nhưng đôi khi sản phẩm đó sản xuất ở quốc gia này lại rẻ hơn so với quốc gia khác. Ví dụ: Son dưỡng Carmex tại thị trường Thái Lan có giá chỉ bằng một nửa so với Phần Lan, trong khi cả hai có cùng tiêu chuẩn, thành phần. 

Nguyên nhân của sự chênh lệch này là chi phí lao động, nguyên liệu, hạ tầng, vận chuyển của mỗi quốc gia là khác nhau. Nếu doanh nghiệp biết cách lựa chọn thị trường, nơi sản xuất, thì cơ hội tiết kiệm chi phí trong khâu sản xuất và vận chuyển rất lớn.

#Tăng doanh số

Chiến lược toàn cầu là cơ hội để doanh nghiệp tiếp cận thêm thị trường và khách hàng tiềm năng mới. Nhờ đó, thương hiệu có cơ hội tăng doanh số, doanh thu khi thị trường rộng mở.

Rủi ro của chiến lược toàn cầu

Như đã nói ở trên, mặc dù việc thực hiện chiến lược toàn cầu mang lại rất nhiều lợi ích cho con người nhưng nó vẫn tiềm ẩn không ít rủi ro, điển hình như:

#Đối mặt với rủi ro chính trị và pháp lý

Luật pháp của mỗi quốc gia đều khác nhau, nếu quốc gia mà bạn đang hướng đến hoạt động có sự bất ổn, chính sách về kinh tế thay đổi theo hướng bất lợi thì cơ hội để bạn “kiếm tiền” trên thị trường đó sẽ rất khó khăn. Chính vì thế, trước khi tiếp cận với bất kỳ thị trường nào, quá trình nghiên cứu và tuân thủ quy định pháp luật của nước sở tại cực kỳ quan trọng.

Rủi ro về chính trị, pháp lý
Rủi ro về chính trị, pháp lý

#Chi phí phát sinh cao

Khi hoạt động kinh doanh ở một thị trường mới, mà ở đây là một đất nước xa xôi, các chi phí như phí vận chuyển, phí lưu kho, phí hải quan, thuế, chi phí dành cho chuỗi cung ứng… có thể rất cao. Bên cạnh đó, những quốc gia có yêu cầu chặt chẽ về nhập và xuất khẩu có những chính sách không mấy “dễ chịu” cho doanh nghiệp.

Tuy nhiên, vấn đề này đang được khắc phục thông qua những hiệp định giữa các quốc gia với nhau. Vì thế, các chi phí kể trên có thể giảm nhẹ hơn.

Vì sao Mỹ thực hiện chiến lược toàn cầu?

Mỹ là một trong những cường quốc áp dụng chiến lược toàn cầu sớm nhất (kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai). Nếu như trước đây, chiến lược toàn cầu hóa được Mỹ áp dụng nhằm tăng ảnh hưởng của mình về mặt chính trị như đàn áp các phong trào chiến tranh, chi phối các nước tư bản đồng minh thì nay Mỹ áp dụng chiến lược toàn cầu hóa còn thêm một nguyên nhân khác.

Mỹ là một nước lớn, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa rất cao. Việc gia tăng toàn cầu hóa về mặt kinh tế giúp Mỹ tiếp cận những nguồn hàng đa dạng với giá cả phù hợp hơn.

Bên cạnh đó, khi nhiều doanh nghiệp từ các nước khác nhau tiếp cận thị trường Mỹ, đây là cơ hội để Mỹ thu nhận nguồn lợi kinh tế lớn từ tiền thuế, vận chuyển… Đồng thời, họ cũng thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao về làm việc cho mình.

Khi nhiều doanh nghiệp hoạt động trên đất Mỹ, bất động sản nước này cũng gia tăng hơn, nhu cầu tiêu dùng, vay vốn tăng theo. Nói tóm lại, chiến lược toàn cầu hóa là cơ hội để mọi quốc gia, trong đó có Mỹ đứng vững trên thị trường thế giới.

Mỹ thực hiện chiến lược về sự toàn cầu hóa
Mỹ thực hiện chiến lược về sự toàn cầu hóa

Chiến lược toàn cầu hóa là cơ hội cũng như thách thức đối với bất kỳ thương hiệu kinh doanh nào trên toàn thế giới. Đây chính xác là cơ hội để bạn phát triển và có cơ hội tiếp cận thêm nhiều thị trường mới.
>> Xem thêm: Phân loại khách hàng là gì? 7 phương pháp phân nhóm khách hàng hiệu quả

0/5 - (0 bình chọn)

Xin chào! Tôi là Bảo Duyên, một tác giả sáng tạo nội dung chất lượng và là thành viên đội ngũ tại Gofiber. Tôi có sự đam mê và thế mạnh trong việc viết về các chủ đề như công nghệ, SEO và marketing. Với khả năng sáng tạo, tôi luôn tìm cách đưa ra các ý tưởng mới mẻ và độc đáo trong việc viết nội dung. Tôi đảm bảo rằng mỗi bài viết của mình được trình bày một cách chuyên nghiệp, thông tin và hấp dẫn. Tôi nỗ lực để mang đến cho độc giả những thông tin hữu ích và giải pháp thực tế để giúp họ tiến bộ và thành công trong lĩnh vực công nghệ, SEO và marketing. Với kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực này, tôi luôn cập nhật các xu hướng mới nhất và áp dụng những kỹ thuật tiên tiến để tối ưu hóa nội dung. Tôi hiểu rõ về cách xây dựng chiến lược marketing hiệu quả, cách tăng cường hiệu suất trang web và cách thu hút đối tượng khách hàng mục tiêu. Là một tác giả tại Gofiber, tôi cam kết mang đến nội dung chất lượng và giá trị cho độc giả. Tôi tập trung vào việc tạo ra các bài viết sáng tạo và tối ưu hóa để giúp doanh nghiệp và cá nhân nâng cao hiệu quả tiếp cận và tăng cường thương hiệu của họ trên mạng. Nếu bạn đang tìm kiếm nội dung chất lượng với các chủ đề về công nghệ, SEO và marketing, hãy đồng hành cùng tôi trên Gofiber. Tôi rất mong được gặp gỡ và làm việc cùng bạn để mang lại thành công và tăng cường sự hiện diện trực tuyến cho bạn. Cảm ơn bạn đã đọc bio giới thiệu của tôi. Nếu bạn có bất kỳ yêu cầu hoặc câu hỏi nào, xin hãy liên hệ với tôi. Tôi rất sẵn lòng hỗ trợ và cùng bạn xây dựng nội dung tuyệt vời.

Có thể bạn quan tâm

 CVE là gì? Tầm quan trọng của CVE trong việc chống lại Zero-day

 CVE là gì? Tầm quan trọng của CVE trong việc chống lại Zero-day

CVE là gì? CVE là từ viết tắt của Common Vulnerabilities and Exposures - hệ thống nhận diện va theo dõi các lỗ hổng bảo mật trong phần mềm và hệ thống máy tính. Cùng tìm hiểu chi tiết tại đây!

GPT-4o là gì? Tìm hiểu sức mạnh vượt trội của GPT-4o

GPT-4o là gì? Tìm hiểu sức mạnh vượt trội của GPT-4o

Sự ra đời của GPT 4o đã giúp người dùng tối ưu hóa lượng lớn công việc. Vậy, GPT 4o là gì? Hãy cùng Gofiber tìm hiểu qua bài viết được chia sẻ tại đây!

Tìm hiểu điểm khác biệt giữa hai giao thức IPv4 vs IPv6

Tìm hiểu điểm khác biệt giữa hai giao thức IPv4 vs IPv6

IPv6 vs IPv4 đều là những giao thức được sử dụng để quản lý và phân phối địa chỉ IP trên internet nên sẽ có những điểm giống và khác đặc trưng. Cùng Gofiber tìm hiểu chi tiết tại đây!

IPv6 là gì? Tất tần tật kiến thức về IPv6

IPv6 là gì? Tất tần tật kiến thức về IPv6

Với sự gia tăng nhanh chóng của các thiết bị kết nối internet, IPv6 đã ra đời để thay thế IPv4 trước đó. Vậy, IPv6 là gì? Làm cách nào để chuyển từ IPv4 sang IPv6? Cùng tìm hiểu câu trả lời tại đây!