Mô hình chuỗi cung ứng là gì? Mô hình Supply Chain của Vinamilk

Thứ Tư, 9/6/2023, 3:40:43 PM
Việc vận dụng mô hình chuỗi cung ứng để phát triển doanh nghiệp không phải là điều dễ dàng. Để giúp bạn xây dựng cho mình một mô hình Supply Chain phù hợp, bạn hãy cùng mình theo dõi bài viết dưới đây cùng với ví dụ về thương hiệu Vinamilk để có thêm nhiều kiến thức cho mình nhé!

Tìm hiểu về mô hình chuỗi cung ứng

Mô hình chuỗi cung ứng là nỗ lực của doanh nghiệp nhằm đưa quy trình của chuỗi cung ứng hàng hóa vào một trật tự nhất định. Nhờ đó mà việc vận chuyển có quy trình, làm việc hiệu quả và đồng bộ nhất có thể.

Supply Chain là gì?

Supply Chain (chuỗi cung ứng) bao gồm một chuỗi vận hành được liên kết với nhau về chuyển đổi, vận hành từ khâu tiếp nhận nguyên liệu đến sản xuất ra thành phẩm cuối cùng. Mọi nỗ lực trong chuỗi cung ứng đều nhằm đưa đến tay người tiêu dùng sản phẩm chất lượng nhất, động bộ nhất.

Một chuỗi cung ứng bao gồm hệ thống tổ chức, hoạt động, nguồn lực liên quan đến việc vận chuyển sản phẩm, dịch vụ đến tay người tiêu dùng. Chính vì thế, mô hình về chuỗi cung ứng hiệu quả có khả năng giúp con người giải quyết một số vấn đề như:

  • Xác định thành phẩm cuối cùng được sản xuất

  • Nhận diện thị trường nào là tiềm năng nhất

  • Vận chuyển

  • Phân phối sản phẩm

  • Quản lý kho

  • Lựa chọn vị trí đặt nhà máy

  • Xây dựng chiến lược về sản xuất tiếp theo.

Mô hình của chuỗi cung ứng cực kỳ quan trọng đối với mọi doanh nghiệp
Mô hình của chuỗi cung ứng cực kỳ quan trọng đối với mọi doanh nghiệp

Vai trò của chuỗi cung ứng trong sự phát triển doanh nghiệp hiện đại

Trong một doanh nghiệp, Supply Chain có vai trò cực kỳ quan trọng, nó gần như quyết định giá cả và khả năng tiếp cận sản phẩm của khách hàng. Chính vì thế, chỉ cần doanh nghiệp quản lý tốt mô hình chuỗi cung ứng thì sẽ có rất nhiều lợi thế trên thị trường so với đối thủ kém hơn.

Nhìn chung, một chuỗi cung ứng hoạt động tốt sẽ có vai trò quan trọng trong khả năng vận hành của tổ chức, bao gồm:

  • Phản ánh về hiệu quả hoạt động sản xuất: khi chuỗi cung ứng hoạt động tốt, nó thể hiện hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đang phát triển cũng như uy tín của thương hiệu.

  • Giảm số hàng tồn kho: nhiều doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm rất quan tâm đến lượng hàng tồn kho. Việc tồn kho ít thể hiện sản phẩm đang được tiêu thụ mức tốt, hàng tồn kho nhiều thì doanh nghiệp phải bỏ nhiều chi phí để bảo quản, quản lý, thuế, thuê mặt bằng…

  • Tăng lợi thế về sự cạnh tranh: chuỗi cung ứng tốt, giá rẻ và ổn định là điều kiện thuận lợi cho mọi doanh nghiệp đưa sản phẩm ra thị trường một cách nhanh nhất, giá rẻ nhất. Và tất nhiên, khi mua hàng, ai ai cũng muốn mình sớm nhận được sản phẩm, nhất là những mặt hàng nhanh hư hỏng như hải sản, trái cây…

Chuỗi cung ứng quyết định sự "sống còn" của doanh nghiệp
Chuỗi cung ứng quyết định sự "sống còn" của doanh nghiệp

5 loại mô hình chuỗi cung ứng phổ biến

Mô hình chuỗi cung ứng có thể thay đổi theo thời gian, tuy nhiên hiện tại, 5 mô hình dưới đây đang được nhiều người áp dụng nhất, bao gồm:

Yếu tố “dòng chảy” trong mô hình chuỗi cung ứng thể hiện cách đưa hàng hóa lưu thông một cách nhanh chóng và “trơn tru” nhất của doanh nghiệp. “Dòng chảy” này bao gồm: dòng thông tin, dòng hàng hóa và dòng tiền. Mô hình này được thể hiện qua 6 “mô hình” nhỏ khác (dựa theo mô hình của Sunil Chopra - 2017):

  • Dòng chảy hàng hóa trực tiếp từ nhà máy sản xuất thẳng đến tay người tiêu dùng thông qua trung gian.

  • Dòng chảy hàng hóa đến đơn vị phân phối thông qua nhà kho.

  • Dòng chảy thông qua kho của nhà phân phối có kết hợp với đơn vị giao hàng cho chặn cuối.

  • Dòng chảy hàng hóa ngay tại nơi lưu trữ sản xuất và phân phối.

  • Dòng chảy của hàng hóa thông qua đơn vị bán lẻ.

Mô hình dòng chảy liên tục có thể coi là phương pháp lý tưởng để doanh nghiệp cung cấp sản phẩm (ta đang nói trong lĩnh vực hàng hóa, bỏ qua dòng thông tin và dòng tiền) một cách tốt nhất. Bởi lẽ, sự lý tưởng này dựa vào sự ổn định của cung và cầu, sản phẩm cuối cùng được tạo ra có tính ổn định và liên tục.

Mô hình chuỗi cung ứng dòng chảy liên tục
Một ví dụ về mô hình cung ứng theo dòng chảy bán hàng

Mô hình chuỗi cung ứng nhanh hoạt động dựa vào 4 nguyên tố trên thị trường, bao gồm:

  • Tốc độ: đó là sự nhanh nhạy về nắm bắt nhu cầu của người tiêu dùng và phản xạ lại với mong muốn của phía khác hàng.

  • Dễ dàng: doanh nghiệp dễ dàng nhận ra sự thay đổi và phản hồi ngay đối với sự thay đổi đó. Một chuỗi cung ứng nhanh sẽ phản ứng linh hoạt trước những biến động, thay đổi kết cấu và hạn chế những rủi ro không đáng có.

  • Khả năng dự đoán: đối với chuỗi cung ứng nhanh, doanh nghiệp luôn phải “đoán trước” được nhiều tình huống và nắm bắt, đáp ứng nhu cầu khách hàng một cách nhanh nhất. Thậm chí, đôi khi khả năng dự đoán còn cần thiết hơn cả yếu tố tốc độ. Vì như nhiều người từng nói: “phòng bệnh còn hơn chữa bệnh”.

  • Chất lượng sản phẩm: cuối cùng, chất lượng sản phẩm đến tay người tiêu dùng lúc nào cũng phải được đảm bảo tốt nhất.

Mô hình chuỗi cung ứng nhanh thường được áp dụng nhiều nhất cho các doanh nghiệp bán hàng dựa vào xu hướng như: mỹ phẩm, phụ kiện, thời trang… Chỉ cần cập nhật xu hướng nhanh, đoán trước được thì cơ hội tiếp cận nhiều khách hàng là hoàn toàn có thể. Bên cạnh đó, doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh mặt hàng này cũng cần nhanh chóng tìm ra xu hướng mua hàng mới để thay thế những sản phẩm đã hạ “độ hot”.

Mô hình chuỗi cung ứng nhanh chạy theo xu hướng của xã hội
Mô hình chuỗi cung ứng nhanh chạy theo xu hướng của xã hội

Mô hình Agile đưa ra dự đoán chính xác sản phẩm nào phù hợp cho doanh nghiệp. Về cơ bản, doanh nghiệp sẽ sản xuất số lượng sản phẩm dựa vào lượng mua hàng trước đó của người tiêu dùng. Mô hình này phù hợp nếu doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm mà nhu cầu khách hàng khó đưa ra dự đoán.

Nếu như dữ liệu cho thấy nhu cầu mặt hàng đang tăng thì doanh nghiệp tăng số để sản xuất đơn sau. Ngược lại, nếu dữ liệu mặt hàng giảm đi thì số lượng sản phẩm sản xuất ra phải cắt bỏ bớt.

Mô hình về chuỗi cung ứng được coi là đơn giản khi doanh nghiệp chỉ mua bán nguyên liệu đầu vào chỉ với một nhà cung cấp duy nhất. Tiếp theo đó, họ sẽ tự sản xuất ra thành phẩm và bán hàng đến tay người tiêu dùng cuối mà không thông qua đại lý nào. Hoạt động kiểm soát của chuỗi cung ứng trong mô hình chỉ đến từ một phía là đối tác của doanh nghiệp mà thôi.

Mô hình chuỗi cung ứng đơn giản áp dụng chủ yếu cho các doanh nghiệp nhỏ lẻ
Mô hình chuỗi cung ứng đơn giản áp dụng chủ yếu cho các doanh nghiệp nhỏ lẻ

Mô hình chuỗi cung ứng phức tạp được áp dụng khi doanh nghiệp nhập nguyên liệu từ nhiều nguồn khác nhau. Hoạt động sản xuất liên quan đến nhiều đơn vị, nhà máy, địa điểm… Nguồn hàng hóa của mô hình này phải được đồng bộ hóa và ổn định để đảm bảo kế hoạch về số lượng sản phẩm đầu ra.

Case study mô hình chuỗi cung ứng của Vinamilk

Một trong những case study về mô hình chuỗi cung ứng đáng học hỏi nhất mà ta không thể bỏ qua là mô hình của Vinamilk:

Vinamilk là nhà sản xuất sữa hàng đầu Việt Nam, danh mục sản phẩm chủ lực của thương hiệu này là sữa bột và sữa nước, ngoài ra còn có sữa đặc, yaourt, phô mai và kem. Tổng quan về biểu đồ mô hình chuỗi cung ứng thương hiệu được thể hiện như sau:

Sơ đồ chuỗi cung ứng của Vinamilk
Sơ đồ chi tiết liên quan đến chuỗi cung ứng của Vinamilk

Chú thích:

  • Mũi tên đỏ: luồng dịch chuyển của dòng sản phẩm.

  • Mũi tên xanh: luồng để trao đổi thông tin.

  • Mũi tên màu xanh đậm: ra vào của dòng tài chính.

Trước hết, cung ứng đầu vào của Vinamilk có 2 nguồn chính, bao gồm nhập khẩu và nguyên liệu trong nước:

  • Nguyên liệu nhập khẩu: từ các nước nông nghiệp tiên tiến như Châu Âu, Mỹ và New Zealand.

  • Nguyên liệu trong nước: Vinamilk lấy nguồn sữa từ các trang trại bò hộ nông dân được quy chuẩn với số lượng lớn.

    Trang trại bò sữa Vinamilk
    Trang trại bò sữa Vinamilk

Ở khâu sản xuất thành phẩm:

Công nghệ và máy móc sản xuất được Vinamilk nhập khẩu từ nhiều nước Châu Âu như Ý, Đức, Thụy Sĩ… Những nhà máy sữa của Vinamilk trải dài trong nước lẫn nước ngoài, bao gồm 13 nhà máy trong nước và một số ở New Zealand và Ba Lan. Mọi nhà máy sản xuất đều có hệ thống quản lý môi trường chuẩn ISO 14001:2004 và hệ thống phòng thí nghiệm chuẩn ISO 17025 về sinh hóa và hóa học.

Về mô hình chuỗi cung ứng đầu ra của thương hiệu Vinamilk:

Vinamilk có hai đầu ra sản phẩm, bao gồm trong nước và nước ngoài:

  • Đầu ra trong nước: mạng lưới kênh phân phối của Vinamilk rất đa dạng trên toàn quốc, hệ thống phân phối của thương hiệu trải dài từ chuỗi siêu thị lớn, cửa hàng mua bán của Vinamilk, đối tác phân phối, trường học, khu vui chơi giải trí, tạp hóa, xí nghiệp…

  • Đầu ra nước ngoài: Vinamilk hiện nay xuất khẩu sản phẩm ra đến hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ, chẳng hạn như: Thái, Úc, Hàn, Nga, Đài Loan…

Vinamilk xuất khẩu sang nhiều nước, trong đó có Trung Quốc
Vinamilk xuất khẩu sang nhiều nước, trong đó có Trung Quốc

Có thể nói, doanh nghiệp có muốn phát triển hay không thì việc đầu tư vào mô hình chuỗi cung ứng cực kỳ quan trọng. Nó là nền tảng và cơ hội tiếp thị đối với thị trường kinh doanh cạnh tranh hiện nay. Chính vì vậy, nếu bạn đang có kế hoạch kinh doanh, startup một sản phẩm nào đó hãy tìm hiểu ngay về chuỗi cung ứng nhé!

>> Mời bạn tham khảo bài viết: Khung mô hình kinh doanh là gì? 9 yếu tố tạo nên khung mô hình kinh doanh

0/5 - (0 bình chọn)

Xin chào! Tôi là Bảo Duyên, một tác giả sáng tạo nội dung chất lượng và là thành viên đội ngũ tại Gofiber. Tôi có sự đam mê và thế mạnh trong việc viết về các chủ đề như công nghệ, SEO và marketing. Với khả năng sáng tạo, tôi luôn tìm cách đưa ra các ý tưởng mới mẻ và độc đáo trong việc viết nội dung. Tôi đảm bảo rằng mỗi bài viết của mình được trình bày một cách chuyên nghiệp, thông tin và hấp dẫn. Tôi nỗ lực để mang đến cho độc giả những thông tin hữu ích và giải pháp thực tế để giúp họ tiến bộ và thành công trong lĩnh vực công nghệ, SEO và marketing. Với kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực này, tôi luôn cập nhật các xu hướng mới nhất và áp dụng những kỹ thuật tiên tiến để tối ưu hóa nội dung. Tôi hiểu rõ về cách xây dựng chiến lược marketing hiệu quả, cách tăng cường hiệu suất trang web và cách thu hút đối tượng khách hàng mục tiêu. Là một tác giả tại Gofiber, tôi cam kết mang đến nội dung chất lượng và giá trị cho độc giả. Tôi tập trung vào việc tạo ra các bài viết sáng tạo và tối ưu hóa để giúp doanh nghiệp và cá nhân nâng cao hiệu quả tiếp cận và tăng cường thương hiệu của họ trên mạng. Nếu bạn đang tìm kiếm nội dung chất lượng với các chủ đề về công nghệ, SEO và marketing, hãy đồng hành cùng tôi trên Gofiber. Tôi rất mong được gặp gỡ và làm việc cùng bạn để mang lại thành công và tăng cường sự hiện diện trực tuyến cho bạn. Cảm ơn bạn đã đọc bio giới thiệu của tôi. Nếu bạn có bất kỳ yêu cầu hoặc câu hỏi nào, xin hãy liên hệ với tôi. Tôi rất sẵn lòng hỗ trợ và cùng bạn xây dựng nội dung tuyệt vời.

Có thể bạn quan tâm

 CVE là gì? Tầm quan trọng của CVE trong việc chống lại Zero-day

 CVE là gì? Tầm quan trọng của CVE trong việc chống lại Zero-day

CVE là gì? CVE là từ viết tắt của Common Vulnerabilities and Exposures - hệ thống nhận diện va theo dõi các lỗ hổng bảo mật trong phần mềm và hệ thống máy tính. Cùng tìm hiểu chi tiết tại đây!

GPT-4o là gì? Tìm hiểu sức mạnh vượt trội của GPT-4o

GPT-4o là gì? Tìm hiểu sức mạnh vượt trội của GPT-4o

Sự ra đời của GPT 4o đã giúp người dùng tối ưu hóa lượng lớn công việc. Vậy, GPT 4o là gì? Hãy cùng Gofiber tìm hiểu qua bài viết được chia sẻ tại đây!

Tìm hiểu điểm khác biệt giữa hai giao thức IPv4 vs IPv6

Tìm hiểu điểm khác biệt giữa hai giao thức IPv4 vs IPv6

IPv6 vs IPv4 đều là những giao thức được sử dụng để quản lý và phân phối địa chỉ IP trên internet nên sẽ có những điểm giống và khác đặc trưng. Cùng Gofiber tìm hiểu chi tiết tại đây!

IPv6 là gì? Tất tần tật kiến thức về IPv6

IPv6 là gì? Tất tần tật kiến thức về IPv6

Với sự gia tăng nhanh chóng của các thiết bị kết nối internet, IPv6 đã ra đời để thay thế IPv4 trước đó. Vậy, IPv6 là gì? Làm cách nào để chuyển từ IPv4 sang IPv6? Cùng tìm hiểu câu trả lời tại đây!