Event Marketing và cách tổ chức sự kiện thành công

Thứ Năm, 3/30/2023, 10:04:42 AM
Với những bạn Marketer thì Event Marketing không còn là khái niệm xa lạ. Trong một chiến dịch tiếp thị thì event được đánh giá là một trong những công cụ giúp tương tác với người dùng và gia tăng tỷ lệ chuyển đổi hiệu quả nhất. Vậy muốn sự kiện thành công chúng ta cần lưu ý điều gì? Cùng Gofiber tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Những điều cần biết về Event Marketing.
Những điều cần biết về Event Marketing.

Event marketing là gì?

Event marketing là phương pháp quảng cáo bằng cách tiếp xúc trực tiếp giữa công ty và khách hàng thông qua các sự kiện, chẳng hạn như buổi hòa nhạc, hội chợ, sự kiện thể thao. Đây là một cách tiếp cận giúp khách hàng nhận được nhiều giá trị hơn là chỉ thấy thông tin về sản phẩm hoặc dịch vụ trên TV hay biển quảng cáo.

Các thương hiệu sẽ triển khai hoạt động event marketing như tổ chức buổi tiệc, cuộc thi hay chương trình cộng đồng để kích thích khách hàng tham gia. Qua đó, event marketing để lại nhiều ấn tượng và được tạo ra để tác động lên mỗi cá nhân nhằm tạo dựng lòng tin và duy trì mối quan hệ lâu dài với thương hiệu.

Khái niệm về event marketing.
Khái niệm về event marketing.

Các hình thức Event Marketing phổ biến

Event khách hàng

Các sự kiện được tổ chức để tạo cơ hội gặp gỡ và tương tác với khách hàng như hội thảo, buổi triển lãm, party, khuyến mãi, ưu đãi đặc biệt, chương trình giới thiệu sản phẩm mới...

Đối tượng chính của sự kiện này là khách hàng do đó để giữ chân khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới, bạn cần truyền thông, quảng bá và tặng quà cho khách tham dự.

Event khách hàng.
Event khách hàng.

Event doanh nghiệp

Các hoạt động sự kiện trong doanh nghiệp bao gồm lễ khai trương, khánh thành, hội thảo, hội nghị và cuộc họp cổ đông. Chúng thường có tính nội bộ nhưng có thể giúp quảng bá cho thương hiệu và tạo ấn tượng tốt với công chúng. Doanh nghiệp cần thường xuyên đầu tư nhiều cho các sự kiện này để đảm bảo tính chuyên nghiệp.

Event doanh nghiệp. 
Event doanh nghiệp. 

Event phi lợi nhuận

Các sự kiện phi lợi nhuận bao gồm các hoạt động từ thiện, quyên góp giúp đỡ nhằm mục đích hỗ trợ những người có hoàn cảnh khó khăn, kém may mắn đồng thời lan tỏa tình nhân ái đến cộng đồng xã hội.

Event phi lợi nhuận.
Event phi lợi nhuận.

Các loại sự kiện

Để đáp ứng mục tiêu và nhu cầu tổ chức sự kiện, những loại hình khác nhau đã được tạo nên nhằm phù hợp với quy mô của nó và truyền tải các thông điệp ý nghĩa đến người tham dự một cách hiệu quả gồm.

Những loại sự kiện hiện nay gồm có:

  • Ra mắt sản phẩm mới hoặc giới thiệu dịch vụ
  • Họp báo và các hoạt động liên quan đến báo chí 
  • Gây quỹ và các chương trình từ thiện
  • Triển lãm và tổ chức trưng bày tại điểm bán hàng 
  • Khai trương, khánh thành
  • Các lễ hội, liên hoan, kỷ niệm 
  • Hội thảo, hội nghị 
  • Các hoạt động team building
  • Sự kiện trực tuyến

Tầm quan trọng của Event trong chiến dịch Marketing

Event Marketing đóng vai trò quan trọng trong chiến dịch Marketing bởi vì nó giúp tạo ra sự tương tác trực tiếp giữa doanh nghiệp và khách hàng. Sau sự kiện, khách hàng sẽ có những trải nghiệm tốt đẹp và củng cố lòng tin đối với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

Một số lợi ích của Event Marketing:

  • Tạo sự chú ý và thu hút khách hàng: Sự kiện là cơ hội để doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của mình và thu hút sự quan tâm của khách hàng. Các sự kiện hoành tráng, ấn tượng cũng gây được sự chú ý với đại chúng, từ đó tăng lượng người tham gia và giúp doanh nghiệp tiếp cận được đối tượng khách hàng mới.
  • Tăng độ tin cậy và sự tín nhiệm của khách hàng: Sự kiện cho phép khách hàng trải nghiệm sản phẩm/dịch vụ, cảm nhận được chất lượng và giá trị của sản phẩm. Điều này giúp tăng sự tin cậy và tín nhiệm của khách hàng đối với sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.
  • Xây dựng mối quan hệ với khách hàng: Tổ chức sự kiện là cơ hội để doanh nghiệp xây dựng mối quan hệ với khách hàng. Theo đó, người tham gia sẽ có cơ hội gặp gỡ, tương tác với nhân viên của doanh nghiệp và cảm nhận được sự quan tâm, tôn trọng của doanh nghiệp.
  • Giúp nâng cao nhận thức về sản phẩm, thương hiệu: Có thể nói, sự kiện là “cầu nối” giữa doanh nghiệp với công chúng. Qua chương trình, doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận và giới thiệu sản phẩm. Từ đó nâng cao nhận thức về sản phẩm và thương hiệu trong tâm trí người dùng.
  • Tạo cơ hội chuyển đổi: Sự kiện cung cấp cho khách hàng cơ hội trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Nếu sản phẩm/dịch vụ được khách hàng đánh giá tốt, sự kiện có thể kích thích hành vi mua và tăng khả năng chuyển đổi.
Tầm quan trọng của event trong hoạt động marketing.
Tầm quan trọng của event trong hoạt động marketing.

Những điều cần quan tâm để tổ chức sự kiện thành công

  • Chủ đề chính của sự kiện (Concept)

Chủ đề của sự kiện là phần quan trọng nhất để thu hút khách hàng tham gia. Nó có thể là sự kiện giải trí, hội thảo doanh nghiệp, lễ hội nghệ thuật hoặc bất kỳ sự kiện nào khác. Quan trọng là bạn phải chọn chủ đề phù hợp với đối tượng tham gia và mục đích của sự kiện.

  • Màu sắc chủ đạo (Theme)

Màu sắc chủ đạo của sự kiện giúp tạo ra sự liên kết và gợi cảm hứng cho khách hàng. Nó có thể liên quan đến chủ đề của sự kiện hoặc được lựa chọn dựa trên màu sắc thương hiệu.

Concept và theme phải đồng bộ với thương hiệu và làm nổi bật lên chủ đề của sự kiện.
Concept và theme phải đồng bộ với thương hiệu và làm nổi bật lên chủ đề của sự kiện.
  • Đối tượng tham gia chương trình

Đối tượng tham gia sự kiện cũng rất quan trọng để tổ chức một sự kiện thành công. Bạn cần phải biết ai sẽ tham gia, độ tuổi, sở thích và mong đợi gì từ sự kiện để có thể thiết kế một chương trình phù hợp.

  • Địa điểm tổ chức sự kiện

Một trong những điều cần lưu ý khi triển khai Event Marketing đó là địa điểm. Bạn cần chọn một địa điểm phù hợp với chủ đề và số lượng khách hàng tham gia. Nếu tổ chức trong nhà, bạn hãy k đảm bảo rằng nó đủ lớn và có đầy đủ thiết bị cho sự kiện.

  • Thời gian và thời lượng diễn ra chương trình

Bạn cần chọn thời điểm phù hợp để tổ chức sự kiện. Hãy đảm bảo rằng đối tượng tham gia có thể đến vào thời gian đó. Ngoài ra, thời lượng của chương trình cũng cần được xác định để đảm bảo rằng chương trình không quá dài hoặc quá ngắn.

KPI đo lường mức độ thành công của sự kiện

Sau khi tìm hiểu về lợi ích của Event marketing, ta cùng đến với KPI đo lường mức độ thành công của sự kiện.

#Mức độ chia sẻ trên mạng xã hội

Đây là chỉ số đo lường mức độ quan tâm của cộng đồng mạng đến sự kiện, giúp đánh giá tầm ảnh hưởng và sự lan truyền của event.

Do đó, tối đa hóa đề cập truyền thông mạng xã hội là rất quan trọng cho thành công chung của sự kiện vì nó giúp thương hiệu tiếp cận khán giả trên toàn cầu.

#Sự hài lòng của người tham dự

Dù bạn tổ chức bất kỳ sự kiện gì đều có mục tiêu chung là nhận được sự hài lòng của khách hàng. Hãy tự đặt cho mình câu hỏi như: Bạn muốn họ nhận được những thông tin gì về sản phẩm của bạn hay mục tiêu sự kiện chỉ mang đến giải trí cho những người tham gia? 

Qua câu hỏi này bạn sẽ biết cách điều chỉnh nội dung chương trình phù hợp để nhận được sự hài lòng của khách hàng.

Một trong những cách tốt nhất để đo lường mức độ hài lòng của người tham dự là tính tỷ lệ phần trăm của số người hài lòng trừ đi số người không hài lòng.

#Sự tương tác của người tham dự

Sự tương tác của người tham dự là điều quan trọng để đánh giá thành công của event marketing và xác định giá trị của nội dung sự kiện đối với khách hàng tiềm năng. 

Theo dõi mức độ tham gia của người tham dự trong sự kiện là một phương tiện quan trọng để đánh giá hiệu quả trong việc xây dựng mối quan hệ với khách hàng.

>>>Xem thêm: Các bước xây dựng Social Media Marketing tăng trưởng doanh thu nhanh chóng

#Sự tương tác của diễn giả

Mục đích chính của bạn là sản xuất nội dung sự kiện thu hút sự chú ý của người tham dự. Theo đó, một trong những nguồn chính của nội dung sự kiện là các bài phát biểu của diễn giả. Điều bạn cần là đảm bảo rằng các diễn giả của bạn được cung cấp những thông tin có giá trị và kết nối tốt với người tham dự. 

#Đăng ký

Thống kê số lượng đăng ký là một chỉ số quan trọng để đo lường thành công của sự kiện. Bạn có thể theo dõi thời gian đăng ký để biết được tháng nào có người mua nhiều nhất hoặc phân loại vé và thống kê loại vé nào thu hút người đăng ký hơn. Từ đó, bạn có thể hiểu rõ hơn về nhu cầu khách hàng của mình. 

#Tỷ lệ chi phí trên doanh thu

Tỷ lệ giữa doanh thu và chi phí sự kiện là mối quan tâm chính khi đánh giá thành công của sự kiện. Nó sẽ giúp bạn hiểu được những điều cần có cho sự kiện, cũng như đánh giá hiệu quả của chúng để đạt được mục tiêu trong event marketing.

#Tổng doanh thu

Nếu sự kiện có tính phí tham gia thì tổng doanh thu là một chỉ số quan trọng để đánh giá thành công của sự kiện. Thông qua tổng doanh thu,chúng ta có thể biết được những thông tin hữu ích như đặc điểm nhân khẩu học của những người tham gia nhiều, loại vé bán chạy nhất và thời điểm bán vé sôi động nhất.

#Khách hàng chuyển đổi

Để tính toán ROI cụ thể cho các hoạt động marketing sự kiện và đưa ra chiến lược tối ưu trong tương lai, bạn cần theo dõi những khách hàng tiềm năng nào chuyển đổi thành khách hàng thực sự. Việc này sẽ giúp bạn biết được chiến lược nào hiệu quả và không hiệu quả trong việc thu hút khách hàng mới khi thực hiện event marketing.

Muốn sự kiện thành công, bạn cần đặt KPI đo lường các chỉ số trên.
Muốn sự kiện thành công, bạn cần đặt KPI đo lường các chỉ số trên.

Để event marketing hiệu quả, ngoài lưu ý về concept, địa điểm, thời gian, ngân sách… người thực hiện cần phải biết đặt các KPI đo lường mức độ thành công của sự kiện. Từ những chỉ số đặt ra, chúng ta dễ dàng biết được mình cần cải thiện yếu tố nào để sự kiện sau hiệu quả hơn.

Hy vọng bài viết này mang lại nhiều giá trị cho bạn trong quá trình thực hiện chiến dịch tiếp thị qua tổ chức sự kiện. Đừng quên mỗi ngày vào mục Marketing của Gofiber để cập nhật các kiến thức hữu ích về Marketing bạn nhé!

0/5 - (0 bình chọn)

Xin chào! Tôi là Bùi Diệu Quế, một content creator SEO đam mê công nghệ. Tôi tin rằng công nghệ là một công cụ mạnh mẽ để khám phá và thay đổi thế giới. Với niềm đam mê với SEO và nội dung, tôi tận dụng sự phát triển không ngừng của công nghệ để tạo ra nội dung chất lượng và tối ưu hóa tìm kiếm. Tôi mong muốn chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm của mình về SEO, công nghệ và những xu hướng mới nhất trong lĩnh vực này.

Có thể bạn quan tâm

 CVE là gì? Tầm quan trọng của CVE trong việc chống lại Zero-day

 CVE là gì? Tầm quan trọng của CVE trong việc chống lại Zero-day

CVE là gì? CVE là từ viết tắt của Common Vulnerabilities and Exposures - hệ thống nhận diện va theo dõi các lỗ hổng bảo mật trong phần mềm và hệ thống máy tính. Cùng tìm hiểu chi tiết tại đây!

GPT-4o là gì? Tìm hiểu sức mạnh vượt trội của GPT-4o

GPT-4o là gì? Tìm hiểu sức mạnh vượt trội của GPT-4o

Sự ra đời của GPT 4o đã giúp người dùng tối ưu hóa lượng lớn công việc. Vậy, GPT 4o là gì? Hãy cùng Gofiber tìm hiểu qua bài viết được chia sẻ tại đây!

Tìm hiểu điểm khác biệt giữa hai giao thức IPv4 vs IPv6

Tìm hiểu điểm khác biệt giữa hai giao thức IPv4 vs IPv6

IPv6 vs IPv4 đều là những giao thức được sử dụng để quản lý và phân phối địa chỉ IP trên internet nên sẽ có những điểm giống và khác đặc trưng. Cùng Gofiber tìm hiểu chi tiết tại đây!

IPv6 là gì? Tất tần tật kiến thức về IPv6

IPv6 là gì? Tất tần tật kiến thức về IPv6

Với sự gia tăng nhanh chóng của các thiết bị kết nối internet, IPv6 đã ra đời để thay thế IPv4 trước đó. Vậy, IPv6 là gì? Làm cách nào để chuyển từ IPv4 sang IPv6? Cùng tìm hiểu câu trả lời tại đây!