Ngày nay, cùng với sự hội nhập và phát triển toàn cầu. Marketing chiếm giữ một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình phát triển của doanh nghiệp. Là công cụ để giúp doanh nghiệp xây dựng thương hiệu, tăng khả năng cạnh tranh, doanh số bán hàng,... và nhiều hơn thế để doanh nghiệp khẳng định vị thế của mình trên thị trường. Tuy nhiên, để phát triển hiệu quả, doanh nghiệp phải lựa chọn được một chiến lược marketing phù hợp. Trong bài viết này, cùng tìm hiểu về Marketing phân biệt và Marketing không phân biệt để đưa ra phương hướng marketing cho doanh nghiệp.
Tìm hiểu về Marketing phân biệt và Marketing không phân biệt
Marketing phân biệt
Marketing phân biệt thể hiện chiến lược tiếp thị mà doanh nghiệp nhắm đến nhiều phân khúc khách hàng khác nhau trên thị trường. Trong đó, mỗi phân khúc sẽ có những cách thiết kế về sản phẩm, dịch vụ, giá cả, kênh phân phối và thông điệp khác nhau.
Marketing phân biệt nhằm tạo ra sự khác biệt về sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. Từ đó doanh nghiệp dễ dàng thu hút và giữ chân khách hàng trong các phân khúc khác nhau.
Marketing không phân biệt
Marketing không phân biệt là chiến lược tiếp thị mà doanh nghiệp nhắm đến toàn bộ thị trường trong cùng một sản phẩm, dịch vụ, giá cả, kênh phân phối và thông điệp như nhau. Marketing không phân biệt có mục đích nhắm đến toàn bộ thị trường với quy mô lớn, chi phí thấp nhưng tiếp cận được với nhiều khách hàng nhất có thể.
Ưu nhược điểm của từng chiến lược Marketing
Mỗi chiến lược Marketing đều mang lại những lợi ích và sự thách thức nhất định đối với doanh nghiệp. Cụ thể như sau:
Chiến lược Marketing phân biệt
Marketing phân biệt với đặc trưng phân chia thị trường thành nhiều phân khúc khác nhau, từ đó dễ tiếp cận thị trường cũng như đáp ứng được nhu cầu của khách hàng trong từng phân khúc.
Marketing phân biệt có từng chiến dịch riêng với từng sản phẩm nên dễ chiều lòng và làm hài lòng khách hàng hơn. Từ đó dễ thu hút thêm nhiều khách hàng tiềm năng, cũng như đa dạng các sản phẩm cho khách hàng lựa chọn.
Đối với các doanh nghiệp sử dụng chiến dịch Marketing phân biệt, các sản phẩm và dịch vụ sẽ có những đặc tính riêng. Vì vậy, các đối thủ sẽ khó sao chép sản phẩm cũng như tạo ra lợi thế lớn, nổi bật trên thị trường cạnh tranh.
Sự đa dạng về sản phẩm và thị trường khiến hàng hóa cũng có sự đa dạng về giá cả. Doanh nghiệp dễ dàng điều chỉnh giá cho từng phân khúc của mình.
Một ưu điểm khác mà Marketing phân biệt mang lại là sự phân bổ nguồn lực và kênh phân phối hiệu quả hơn. Nhờ vào sự phân chia sản phẩm, doanh nghiệp dễ dàng kiểm soát được sản phẩm của mình, đồng thời tạo cầu nối giữa nhà sản xuất với người tiêu dùng. Nhờ vậy, chuỗi hàng hóa được lưu thông liên tục và liền mạch.
Bên cạnh những ưu điểm đáng kể, marketing phân biệt cũng đối mặt với một số thách thức như:
- Có sự đa dạng trong công cuộc phân khúc thị trường, vì vậy, doanh nghiệp phải đầu tư chi phí cho từng phân khúc riêng biệt. Hơn nữa, nhiều khách hàng dễ nhầm lẫn và mất lòng tin nếu các sản phẩm có sự trùng lặp hoặc mâu thuẫn về dịch vụ, giá cả, thông điệp,... Từ đó, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn hơn trong việc duy trì chất lượng và hình ảnh thương hiệu của mình.
- Trong từng phân khúc khách hàng, doanh nghiệp phải đối mặt trực tiếp với các đối thủ cạnh tranh gay gắt khác nhau. Nếu không tính toán kỹ lưỡng, sản phẩm của doanh nghiệp khó có thể tiếp cận đến thị trường khách hàng với quy mô lớn.
Chiến lược Marketing không phân biệt
Như đã nói ở trên, chiến lược Marketing không phân biệt hướng đến toàn bộ thị trường chung, vì vậy sẽ tiết kiệm được chi phí cho việc nghiên cứu thị trường cũng như thiết kế sản phẩm, dịch vụ, tiếp thị.
Thị trường rộng lớn, doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận đến khách hàng của mình, thu hút sự chú ý và giữ chân khách hàng tiềm năng. Từ đó mang lại nguồn thu lợi nhuận đáng kể cho doanh nghiệp.
Không có sự phân khúc, doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận đến lượng lớn khách hàng hơn. Dễ dàng tăng độ nhận diện thương hiệu và khẳng định vị trí của mình trên thị trường. Từ đó, trong trường hợp thị trường biến động, doanh nghiệp cũng hạn chế được rủi ro hơn.
Tuy nhiên, doanh nghiệp sử dụng chiến lược Marketing không phân biệt cũng đối mặt với một số bất lợi nhất định như:
- Khó có thể đáp ứng được nhu cầu và mong muốn của khách hàng trong từng phân khúc khác nhau. Từ đó khiến nhiều khách hàng không hài lòng và giảm sự gắn bó với thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.
- Hơn nữa, Marketing không phân biệt nhắm đến toàn bộ thị trường chung nên áp lực cạnh tranh với các doanh nghiệp sử dụng chiến dịch Marketing phân biệt hoặc Marketing tập trung cũng lớn hơn. Và doanh nghiệp cũng khó thay đổi giá cả sản phẩm của mình hơn.
>> Xem thêm về chủ đề Marketing:
- Chiến lược toàn cầu là gì? Vì sao Mỹ thực hiện chiến lược toàn cầu?
- Tìm hiểu về chiến lược marketing tập trung và các ví dụ cụ thể
Khi nào nên áp dụng Marketing phân biệt và Marketing không phân biệt
Đối với Marketing phân biệt, doanh nghiệp nên áp dụng trong trường hợp:
-
Thị trường có nhiều phân khúc khách hàng rõ ràng và khác biệt về nhu cầu, mong muốn, thu nhập, sở thích, hành vi mua hàng,...
-
Doanh nghiệp có khả năng thiết kế, sản xuất các sản phẩm, dịch vụ đáp ứng được yêu cầu và chất lượng trong từng phân khúc khác nhau.
-
Nguồn lực doanh nghiệp lớn, có khả năng chi trả cho chi phí nghiên cứu từng phân khúc thị trường, thiết kế sản phẩm, dịch vụ, chiến dịch tiếp thị và quản lý.
-
Doanh nghiệp muốn tạo ra sự độc đáo và khác biệt cho sản phẩm và dịch vụ của mình.
-
Thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng, tăng sự hài lòng và gắn bó hơn đối với thương hiệu của doanh nghiệp.
Marketing không phân biệt, doanh nghiệp cần xác định được mục tiêu như sau:
-
Với sản phẩm của mình, thị trường có ít hoặc không có sự khác biệt giữa các đối tượng khách hàng. Sản phẩm của doanh nghiệp là những sản phẩm dễ sử dụng, thông dụng và thiết yếu.
-
Doanh nghiệp có nguồn lực hạn chế, muốn tiết kiệm chi phí đầu tư.
-
Muốn tạo ra lợi nhuận cao nhờ vào quy mô lớn từ thị trường.
-
Tạo sự nhận biết của khách hàng, từ đó, khách hàng nhớ thương hiệu lâu và phổ biến rộng rãi hơn.
Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh, việc hiểu rõ những chiến lược Marketing cho doanh nghiệp là chìa khóa giúp doanh nghiệp phát triển rộng rãi và bền vững hơn. Bài viết trên Gofiber đã chia sẻ đến người đọc những thông tin cũng như các ưu nhược điểm và trường hợp áp dụng đối với chiến lược Marketing phân biệt và Marketing không phân biệt.
Hy vọng qua bài viết này, doanh nghiệp dễ dàng lựa chọn một chiến lược tiếp thị phù hợp cho doanh nghiệp của mình. Từ đó, đưa ra những quyết định đúng đắn để khẳng định thương hiệu của mình tốt hơn.